Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 16 potx (Trang 51 - 53)

- Vùng núi cao: Với các mô hình luân canh rừng – rẫy, chăn thả dưới tán rừng, canh

9.2.5. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Gồm 8 tỉnh và thành phố: Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên 4,37 triệu ha (chiếm 13,3% diện tích cả nước), độ che phủ rừng 31,8% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)

Trừ Quảng Nam, còn lại các tỉnh trong vùng đều rất hẹp nằm kẹp giữa biển và cao nguyên, đây cũng là vùng khô nhất nước.

Diện tích rừng che phủ toàn vùng là 31,8% thấp hơn vùng Bắc Trung Bộ nhưng chất lượng rừng còn khá tốt với các loài gỗ quí (Huỷnh, Cẩm lai, Mun, ...). Cho nên cần tập trung kinh doanh rừng tự nhiên bằng các phương thức trồng rừng dưới tán rừng hoặc trồng theo băng kết hợp các loài cây che bóng với các loài cây bản địa hoặc phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng của rừng.

Do đặc điểm tự nhiên của vùng mà các loài cây trồng khác hẳn với phía Bắc. ở đồng bằng ven biển nổi bật lên là loài cây dừa có thể trồng theo phương thức phân tán hoặc tập

trung và kết hợp với các loại cây ăn quả khác, ở khu vực đồi núi có thể phát triển trồng các cây công nghiệp dài ngày như điều ở các vườn nhà, vườn rừng hoặc trồng xen các loài cây công nghiệp như hồ tiêu, đỗ tương.

Đồng bào dân tộc ít người ở vùng cao cũng không có tập quán sử dụng phân bón, không có vườn nhà và cũng canh tác theo kiểu du canh, cho nên cần hướng dẫn xây dựng các kiểu RVAC với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả đặc trưng của miền Nam. Đặc biệt ở một số khu vực (Trà My, Phước Sơn) người dân có kinh nghiệm trồng quế dưới tán rừng thứ sinh, nên cần khuyến khích phát triển mặt hàng có giá trị xuất khẩu này. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng phương thức Taungya để có thể chấm dứt nạn du canh với các loài cây nông nghiệp phù hợp với thói quen tiêu dùng của các dân tộc ít người ở vùng này như cao lương, kê, mạch, ngô.

Ở miền đồi núi việc chăn nuôi trâu bò là nhu cầu thiết yếu của nông dân. Nhưng cần chấm dứt lối chăn thả tự nhiên gây ảnh hưởng đến rừng và đất đai bằng biện pháp xây dựng các đồng cỏ chăn nuôi theo các phương thức sau:

- Hệ thống bãi cỏ lâm sinh, tức là xen kẽ các băng cây rừng với các ô cỏ, băng cỏ. - Trồng hỗn hợp cỏ với các loài cây họ đậu.

- Trông luân canh giữa cỏ và các loài cây họ đậu.

Tuỳ theo điều kiện đất đai mà áp dụng phương thức chăn thả luân phiên hay nuôi tại chuồng. Phương thức nuôi tại chuồng có ưu điểm là tốn ít đất, bảo vệ được đất tốt hơn nhưng lại tốn công lao động.

9.2.6.Vùng Tây Nguyên

Gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Diện tích tự nhiên 5,44 triệu ha, chiếm 16,6% tổng diện tích cả nước, độ che phủ rừng 57,6% ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003) vùng này là nơi mật độ dân thấp nhất Việt Nam, trong đó có nhiều người di cư từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp.

Phần lớn diện tích của vùng là những vùng đồi gợn sóng thoai thoải ở độ cao 500 - 1000m so với mặt biển. Đây là vùng đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, với hơn 1,7 triệu ha. Cho nên vùng này có tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp rất lớn. Nhưng khó khăn của vùng là có mùa khô hạn kéo dài và khá sâu sắc nên cần giải quyết vấn đề thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Tây Nguyên có tỷ lệ rừng che phủ lớn nhất nước với nhiều loài gỗ quý và các lâm sản, động vật rừng khác. Thế mạnh của vùng là các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su. Các cây công nghiệp ngắn ngày như: đỗ đậu các loại, lạc thầu dầu, dâu tằm, bông. Các loại cây này có thể trồng ở vườn nhà, vườn rừng, đồn điền. Với phương thức trồng xen canh gối vụ, phương thức Taungya cho kết quả rất tốt.

ở Tây Nguyên các kiểu thảm thực vật rừng thưa tự nhiên như rừng khộp, rừng thông dưới tán rừng đều có thảm cỏ tự nhiên phát triển tốt. Chứng tỏ sự thích nghi sinh thái của chúng cho nên cần xây dựng hệ thống lâm súc kết hợp. Tuy nhiên các loài cỏ tự nhiên mọc dưới tán rừng thưa chủ yếu là cỏ cứng, sắc giá trị dinh dưỡng thấp, ít thích hợp cho chăn nuôi như cỏ tranh, cỏ kiên ngâu, cỏ phao lưới. Có thể thay thế bằng các loại cỏ mềm, chất lượng cao như cỏ voi cỏ ruzi, ghinê và các loại cây họ đậu, khả năng phát triển chăn nuôi sẽ tăng lên.

Ngoài ra, ở một số khu vực trong vùng có truyền thống chăn nuôi thuần dưỡng các loài thú kinh tế như voi, nai, cần duy trì và phát triển.

Trên diện rộng rừng gỗ kinh tế cần sử dụng các loài cây bản địa như các cây họ dầu trồng kết hợp theo băng với các cây cải tạo đất, che bóng như muồng đen, keo, bời lời...

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 16 potx (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)