Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 16 potx (Trang 53 - 54)

- Vùng núi cao: Với các mô hình luân canh rừng – rẫy, chăn thả dưới tán rừng, canh

9.2.8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Gồm 12 tỉnh - thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang. Diện tích tự nhiên của vùng là 4,16 triệu ha (chiếm 12,4% diện tích cả nước) độ che phủ rừng 5,0% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)

Đây là vùng đồng bằng thấp, độ cao trung bình chỉ 2m so với mặt nước biển. Về mùa khô thuỷ triều xâm nhập sâu nên nước mặn ảnh hưởng đến 1/3 diện tích châu thổ. Về mùa mưa do không có đê nên hàng năm nước sông Cửu Long vẫn tràn bờ làm ngập một vùng rộng lớn hơn 1 triệu ha, vì vậy, công tác thuỷ lợi ở đây phải chống được ngập úng trong mùa mưa, chống được sự khan hiếm nước ngọt trong mùa khô đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập vào sâu của nước mặn. Nhưng vấn đề đặt ra không ít phức tạp vì vùng sinh lũ nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc cải tạo đất cũng gặp nhiều khó khăn vì vùng này nói chung bằng phẳng, nhưng địa hình và đất đai thay đổi tuỳ nơi. Có thể phân ra các vùng sau: Vùng bị ngập sâu, vùng ít bị ngập, vùng không ngập nước, vùng đất phèn và vùng đất mặn.

Vùng bị ngập sâu có thể chìm dưới 2m nước về mùa lũ, nằm về phía Tây Long Xuyên, Cao Lãnh. Đất chỉ khô ráo từ tháng 1 đến tháng 4. Do đó nhân dân ở đây có truyền thống sạ lúa nổi. Biện pháp chính để cải tạo vùng bị ngập sâu là phải đắp đê ngăn lũ. Hướng dẫn sản xuất nông lâm kết hợp ở đây chủ yếu là áp dụng hệ thống lâm ngư, phát triển trồng cây phân tán trên các bờ kênh rạch.

Vùng không bị ngập có diện tích rộng hơn 800.000ha nằm về phía đông con đường từ Vĩnh Long đến Cần Thơ thuộc địa phận các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cửu Long. Vùng này, đất đai phì nhiêu, dễ canh tác khiến cho nó trở thành vựa lúa của cả nước. Ở đây có diện tích vườn cây ăn quả lớn nhất (gần 10 vạn ha) cho nên thế mạnh trước

hết là phát triển VAC. Cây công nghiệp dài ngày, nhất là dừa rất phát triển, ngoài ra còn các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, vừng; có thể trồng xen canh gối vụ trên các diện tích vườn nhà, ruộng.

Tại đây nước và đất đều chứa sunfat nhôm và sunfat sắt, khi bị thuỷ phân sẽ cho axit sunfuric làm đất rất chua, độ pH ≤ 4, có khi ≤3, ngoài ra còn có mùi hôi và độc tố của HB2BS. Muối phèn rất dễ di động vì thế hàm lượng của nó trong đất thường thấp vào mùa mưa và cao vào mùa khô. Biện pháp cải tạo chính vùng này là khoanh vùng, dùng nước mưa hoặc thuỷ lợi để rửa phèn, đồng thời bón vôi và apatit. Đất phèn có độ phì tiềm năng cao có thể áp dụng biện pháp công trình là lên các “líp” để hạn chế phèn di động và thực hiện mô hình nông lâm ngư sẽ cho năng suất cao.

Hướng sản xuất nông lâm kết hợp ở đây chủ yếu là áp dụng hệ thống nông lâm ngư với các loài cây trồng rừng chính là tràm kết hợp với sạ lúa, nuôi cá, trên đất phèn nếu lên líp có thể trồng thành rừng bạch đàn trắng kết hợp với trồng sắn, dứa cũng có kết quả tốt. Ngoài ra cần phát triển trồng cây phân tán và VAC với các loài cây ăn quả phong phú của miền Nam. Tại vùng này có thể phát triển nuôi ong cho hiệu quả cao do có nguồn hoa tập trung. Vùng đất mặn nằm từ cửa sông Vàm Cỏ đến tận duyên hải Hà Tiên, tập trung nhất ở Minh Hải. Hướng sử dụng tự nhiên có lợi nhất là bảo vệ vùng đất mặn với hệ sinh thái rừng ngập mặn (là hệ sinh thái có năng suất tự nhiên cao nhất). Tại đây có thể phát triển trồng các loại cây nước mặn (đước, vẹt, trang, bần...) kết hợp với nuôi thuỷ hải sản. Đặc biệt là có thể nuôi các loài bò sát như trăn, rắn, rùa và bảo vệ hệ sinh thái đặc trưng là các “sân chim”. Ngoài ra có thể phát triển nuôi ong do có nguồn hoa phong phú của rừng ngập mặn và rừng tràm.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 16 potx (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)