Sự mơ hồ trong việc áp dụng REER

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 56 - 57)

Bên cạnh sự hạn chế về kỹ thuật, việc áp dụng REER còn bị tác động bởi tình trạng kinh tế. Vì Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập thấp, cho nên về cấu trúc thương mại, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là hàng thô (nông sản, thủy sản…), hàng sản xuất theo dây chuyền (dệt may, giày dép, thiết bị điện…) thị trường chính của các sản phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam không phải là các quốc gia này, mà là các nước đang phát triển giống Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các đối thủ này có thể sẽ không đủ để đại diện cho tầm quan trọng của họ trong việc tính chỉ số REER.

Tiếp theo, Việt Nam là nước bị đô la hóa rất cao, có nhiều hàng hóa ở Việt Nam thường được định giá bằng USD dù rằng có thể giao dịch bằng tiền đồng.

Ngoài ra, các hàng hóa thô và sản xuất dây chuyền như nói ở trên thường được định danh bằng USD. Sức mạnh của đồng USD còn quá lớn, cho nên ảnh hưởng thật sự của nó trong rổ tiền sẽ lớn hơn nhiều so với tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Ngoài ra, tỷ giá ngoài việc chịu ảnh hưởng của lạm phát, nó còn phụ thuộc vào nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế như lãi suất, thu nhập, kỳ vọng, can thiệp của chính phủ, môi trường kinh tế toàn cầu… Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau vô cùng phức tạp góp phần tạo ra thêm sự mơ hồ của tỷ giá thực (trong phạm vi đã lựa chọn trước tác giả không phân tích các nhân tố này). Do đó, vấn đề tỷ giá cân bằng là không rõ ràng.

Vì những lý do trên, tỷ giá được điều chỉnh ở một mức nào đó cũng sẽ có ít có ý nghĩa hơn hay nói cách khác REER là một chỉ số không hoàn hảo của sự cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)