Giảm bớt vai trò của tỷ giá trong việc duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 80 - 82)

hàng hóa

Chính sách tỷ giá cần đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, từ chính sách tài khóa, tiền tệ đến các tác động từ bên ngoài. Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.

Thay vì sử dụng công cụ tỷ giá để hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, cái mà chính phủ cần làm hiện nay là có các biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng vốn... Sau giai đoạn

khởi động với việc phát triển các ngành thâm dụng vốn nhằm giải quyết vấn đề lao động, Việt Nam nên chuyển sang giai đoạn tăng tốc độ phát triển bằng việc nắn lại các dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ kỹ thuật cao để có thể tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao…

Tỷ giá không phải là cây đũa thần có thể giải quyết được hết các vấn đề như lạm phát hay thâm hụt cán cân vãng lai. Thâm hụt cán cân thương mại dường như còn phụ thuộc mạnh mẽ vào năng lực nội tại của nền kinh tế, vào cách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và cả môi trường thế giới. Vì vậy, không nên quá kỳ vọng vào tỷ giá để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.

4.2.5 Các biện pháp khác

Đối với sự căng thẳng hiện nay trên thị trường ngoại hối như có sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và không chính thức, một mặt NHNN phải xem xét để có sự điều chỉnh tỷ giá như gợi ý ở trên. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ giá hiện nay còn có thể là do tâm lý, sự đầu cơ, găm giữ ngoại tệ… Vì vậy, NHNN cần có nhiều biện pháp khác nhau để làm dịu các căng thẳng trên thị trường và giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá này chứ không nhất thiết phải phá giá mạnh tiền đồng.

NHNN có thể sử dụng nhiều hơn các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động vào tỷ giá như công cụ lãi suất chẳng hạn. Đối với sự căng thẳng hiện tại trên thị trường ngoại hối (cuối năm 2008 đầu năm 2009), theo NHNN là do có hiện tượng găm giữ ngoại tệ. Vậy thì NHNN bằng các nghiệp vụ của mình tác động để giảm lãi suất huy động USD xuống làm tăng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, tăng tính hấp dẫn của tiền đồng lên, từ đó giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ.

Hiện tại lãi suất huy động USD của NHTM trong nước vào khoảng 2% đến 3%/năm trong khi lãi suất này ở các ngân hàng nước ngoài thấp hơn nhiều, nhưng các doanh nghiệp vẫn thích vay tiền đồng và tiếp tục giữ ngoại tệ. Theo phó thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nguyên nhân nằm ở chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND: các doanh nghiệp vay tiền đồng được hỗ trợ có lợi hơn nên vẫn găm giữ không muốn bán ra ngoại tệ.

Với dự trữ ngoại hối hơn 20 tỷ USD, NHNN có thể sử dụng công cụ này để bình ổn tỷ giá (tất nhiên khi thật cần thiết).

Ở một góc nhìn khác, giải thích chính sách phải được xem như là trách nhiệm giải trình của NHNN. Trên quan điểm này, NHNN nên thường xuyên giải thích các quyết định của mình, tạo ra những cuộc tranh luận chính sách về mức tỷ giá thích hợp cho từng thời điểm. Bởi vì, khi đưa ra bất cứ mức tỷ giá nào mà không có lý do chính đáng, mang tính thuyết phục cao (lý do đó có thể là theo quan điểm của NHNN) và giải thích rõ ràng sẽ tạo ra sự hoài nghi và bị tâm lý đám đông chi phối làm thị trường hỗn loạn, mục tiêu chính sách có thể bị phá sản.

Ở khía cạnh giải thích chính sách, có thể nói rằng TS. Trương Văn Phước là người làm rất tốt công việc này. Khi còn làm Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối NHNN Việt Nam, ông đã có những bài báo đưa ra các thông điệp rất rõ ràng về chính sách tỷ giá của NHNN. Lập luận chặt chẽ, viện dẫn các số liệu mang tính học thuật cao, ông đã nhiều lần tranh luận sôi nổi với các chuyên gia tài chính và bảo vệ các quan điểm của NHNN một cách đầy thuyết phục.

Trong quá trình điều hành tỷ giá, cần thiết phải tạo ra cái cảm giác là tiền đồng không bị cố định mà nó có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào. NHNN cần theo sát dấu của REER, kết hợp theo dõi diễn biến của thị trường không chính thức (chợ đen), đồng thời với việc xem xét các điều kiện kinh tế vĩ mô khác, để đưa ra quyết sách cuối cùng.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)