Không tiến hành phá giám ạnh đồng nội tệ

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 74 - 76)

Mặc dù về lý thuyết chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Song, chính sách tỷ giá không thể chỉ thiên vị và chủ yếu hướng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nước cũng phải được hỗ trợ như doanh nghiệp xuất khẩu. Suy cho cùng, chính sách tỷ giá dù có thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu hay phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát đều phải đảm bảo được rằng nó không làm phương hại cho các mục tiêu kinh tế khác. Vì vậy, tác giả rất băn khoăn trước ý kiến cho rằng nên thực hiện một cuộc đại phá giá tiền đồng (có ý kiến và dự đoán cho rằng tỷ giá VND/USD có thể bị phá giá lên đến 40% trong năm 2009!).

Đây là điều không thể xảy ra (ít nhất là trong năm 2009 và năm 2010) vì khi phá giá mạnh như vậy có thể sẽ có tác động rất xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nước nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chi phí sẽ tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần nước ngoài của chính phủ cũng tăng lên…

Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất kém trên thị trường thế giới, cho nên một sự phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, như đề cập ở trên

hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia công… các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài rất lớn (theo tổng cục thống kê, trong cơ cấu hàng nhập khẩu có tới hơn 90% là tư liệu sản xuất), chi phí lao động trong nước thấp (chiếm dưới 10% tổng chi phí sản xuất). Tình cảnh của các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam (trừ dầu thô) giống như câu nói của ông bà ta là đang “mượn đầu heo nấu cháo”. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định phá giá mạnh, bởi vì như đã phân tích ở trên, không thể đánh giá chính xác hiệu quả ròng của việc phá giá, trong khi phá giá mạnh có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp trong nước. Do đó, phá giá mạnh có khi làm cho hàng hóa Việt Nam không được lợi thế bao nhiêu trên sân khách, nhưng nguy cơ thua ngay trên sân nhà lại rất lớn!

Phá giá tiền đồng làm giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá hàng hóa trong nước có thể sẽ tăng theo giá hàng ngoại. Khi giá trong nước đã tăng cao ít khi nó chịu xuống thang, ngay cả khi giá thế giới có điều chỉnh giảm. Một số doanh nghiệp thường “té nước theo mưa” găm hàng, đầu cơ và nâng giá vô tội vạ với cái cớ là tỷ giá tăng cao! Trong thời gian qua, các công ty sữa liên tục nâng giá bán dù rằng giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh. Một trong những lý do được đưa ra để tăng giá bán sữa là do tỷ giá tăng! Theo một số hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại có giá cao nhất thế giới, gấp 2 lần so với Thái Lan. Tất nhiên, giá cao ngất như thế không phải do tỷ giá tăng mà là do hiện nay các công cụ của cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa phát triển đầy đủ.

Mặt khác, hành động phá giá làm giá hàng nhập tăng người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng hàng thay thế trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số

hàng hóa nhập khẩu không có hàng hóa thay thế hay nếu trong nước sản xuất được thì có giá cao hơn hay chất lượng thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại. Vì vậy, khi tiền đồng giảm giá mạnh, Việt Nam có thể sẽ phải “nhập khẩu” lạm phát.

Ngoài ra, “cánh kéo tỷ giá” của tiền đồng và USD còn rất lớn: một USD tại Việt Nam có sức mua tương tương 3,4 lần ở Mỹ11. Do đó, xu hướng tiền đồng có thể tăng giá để giảm cánh kéo tỷ giá. Vì vậy, nếu tỷ giá thực của Việt Nam không đáp ứng đủ chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác, tức là nếu tiền đồng có bị định giá hơi cao một chút cũng là điều có thể xảy ra.

Tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hay vàng làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để không tiến hành phá giá mạnh.

Các tháng đầu năm 2009, tình hình tài chính thế giới rất khó khăn, tăng trưởng thế giới được dự báo tiếp tục suy giảm, các nước công nghiệp phát triển nhất rơi vào suy thoái trầm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 bắt đầu lên đỉnh điểm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các số liệu sơ bộ được công bố cho thấy trong quý 1/2009, xuất khẩu Việt Nam giảm nhưng đồng thời nhập khẩu cũng giảm mạnh làm cho quý 1 năm 2009 Việt Nam có nhập siêu! Do đó, có thể dự đoán năm 2009 sẽ tiếp tục có nhập siêu nhưng tình hình không quá căng thẳng. Vì thế, một sự phá giá mạnh tiền đồng là không cần thiết và là hành động lợi bất cập hại.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)