Những lý do cho việc kiểm soát tỷ giá

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 82 - 83)

Vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp không có một công thức chung cho tất cả các quốc gia. Hiện tại thị trường ngoại hối Việt Nam còn thô sơ, thiếu các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp.

Nếu chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối, một mặt cung cầu tiền tệ sẽ không gặp nhau, mặt khác thị trường không chính thức có thể thao túng làm tỷ giá biến động mạnh.

Thị trường phái sinh tiền tệ quá sơ khai, các sản phẩm như tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ, hợp đồng tương lai hầu như chưa phát triển. Vì vậy, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và NHNN buộc phải làm việc này bằng cách “cố định” tỷ giá.

NHNN còn phải làm dịu đi biến động của tỷ giá trong ngắn hạn vì những lý do sau đây:

- Những biến động thất thường của tỷ giá trong ngắn hạn chứa nhiều độ nhiễu và rất ít thông tin cơ bản.

- Quá trình vận động một chiều không có cơ sở của tỷ giá, xuất hiện hiện tượng “bong bóng” tỷ giá do tâm lý bầy đàn12.

Từ những nguyên nhân trên, việc quản lý tỷ giá là vấn đề phải làm đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, nguy cơ đảo chiều dòng vốn… khi chúng ta không có đủ các tiềm lực, các thể chế tài chính, luật lệ, kinh nghiệm quản lý… để giám sát, kiểm tra, kiểm soát rất có thể để xảy ra đổ vỡ thị trường tài chính với những thảm họa khó khắc phục…

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)