Bề rộng của dải băng tỷ giá

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 72 - 73)

Về lý thuyết, độ rộng của dải băng tỷ giá càng lớn thì chính sách tiền tệ càng độc lập hơn. Ví dụ để kích cầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, NHNN có thể sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như chính sách hạ lãi suất tiền đồng chẳng hạn. Động thái này của NHNN sẽ làm tiền đồng mất giá. Để giữ giá tiền đồng NHNN phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ra dự trữ bắt buộc hay hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ vừa đủ theo tiêu chuẩn IFM, nếu liên tục can thiệp vào thị trường theo hướng bán ra ngoại tệ có thể quốc gia sẽ không đảm bảo nhu cầu dự trự ngoại hối. Đối với việc hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể làm cho Việt Nam vi phạm các cam kết quốc tế. Vì lý do trên, việc mở rộng hơn biên độ tỷ giá để chính sách tiền tệ độc lập hơn là vấn đề cần thiết.

Một kiến nghị khác của tác giả là NHNN nên giảm bớt sự can thiệp vào đường đi tỷ giá. Một sự can thiệp quá thường xuyên vào thị trường có thể gây ra

hiện tượng “lờn thuốc”, lâu dần các cuộc can thiệp của NHNN sẽ trở nên kém hiệu quả.

Nhìn chung, về độ rộng của dải băng tỷ giá hiện nay, theo quan điểm tác giả, vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá theo biên độ như hiện nay của NHNN, tỷ giá giao động xung quanh dải băng đã định ra với bề rộng hiện tại (±5%) là thích hợp. Với độ rộng như hiện tại, thị trường có thể sẽ có tiếng nói mạnh hơn trong việc tạo ra mức tỷ giá phù hợp và chính sách tiền tệ sẽ độc lập hơn. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là độ rộng của dải băng mà còn là sự phù hợp và phản ánh các tín hiệu trường của tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Tỷ giá này mà không phản ánh quan điểm thị trường thì dải băng có rộng hơn nữa cũng chẳng có nhiều ý nghĩa!

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)