Đánh giá kết quả học tập của HS

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới.pdf (Trang 104 - 115)

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Kết quả được như sau:

Điểm số

Lớp thực nghiệm 11A Lớp đối chứng 11B

Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 0 0 0 0 9 2 18 1 9 8 5 40 5 40 7 10 70 8 56 6 10 60 11 66 5 5 25 5 25 4 5 20 6 24 3 0 0 0 0 2 0 0 0 0 Tổng số 37 HS 233 Điểm 36 HS 220 Điểm Trung bình mẫu X 6.30 6.11

Phương sai mẫu 2

x

s 1.88 1.82

Độ lệch chuẩn = 2

x

s 1.37 1.35

Từ bảng 3.3 ta thấy: Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Ở đây nảy sinh vấn đề: Sự chênh lệch đó phải chăng do thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự tốt hơn dạy học thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.

Kiểm định thống kê:

Giả thuyết H0: XTN = XDC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).

Giả thuyết H1: XTNXDC đối giả thuyết thống kê (PPDH bằng thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Chọn mức ý nghĩa  = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z. Với Z =

2 2 1 2 1 2 TN DC X X s s n n   Trong đó: n1 = 37, n2 = 36; 2 1 s =1.88, 2 2 s =1.82; XTN = 6.30, XDC= 6.11  Z = 0.59

Với  = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Z: (Zt) = 1 2

2   =1 2.0, 05 2  = 0.45 Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 0.45

So sánh Z và Zt ta có: Z  Zt . Vậy với mức ý nghĩa  = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy XTNXDC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH bằng thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế

Đánh giá chung về TNSP:

- Điểm trung bình cộng của HS các lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng, đại lượng kiểm định Z  Zt chứng tỏ PPDH thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự có hiệu quả.

- Sau khi triển khai TNSP thì hầu hết HS ở lớp thực nghiệm đã phần nào thích thú với việc học có ứng dụng phần mềm Vi thế giới. Đặc biệt với HS lớp 11 khi ôn tập phần Phép dời hình và phép đồng dạng do thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thì học trò đã tiếp thu nhanh hơn và hiệu quả cao hơn so với lớp đối chứng. Không khí giờ học đã bớt buồn tẻ hơn, các HS yếu đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Qua đợt TNSP cho thấy đề tài bước đầu có tính khả thi, HS hứng thú với PPDH mới. Đề tài thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới đã tăng cường tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình hình thành kiến thức mới, khắc phục được một số sai lầm của HS khi làm bài tập hình học phẳng và khẳng định được phần mềm không làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực của HS.

Như vậy, sử dụng phần mềm Vi thế giới vào việc giúp HS giải bài tập hình học phẳng làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với sự thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, thiết kế bài giảng giúp HS giải bài

tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy, để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ phía GV.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế, với khuôn khổ của luận văn chỉ mới tiến hành thực nghiệm được tại một trường phổ thông với số lượng và thời gian có hạn, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của đề tài chưa mang tính khái quát cao. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian tới để có thể áp dụng nó một cách đại trà ở nhiều trường THPT.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau:

1. Luận văn đã phân tích làm rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trường THPT.

2. Thông qua điều tra thực tiễn, kết quả cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở các trường THPT đã có những chuyển biến tích cực. Để phát huy hiệu quả rất cần thiết phải chỉ ra quy trình các bước ứng dụng CNTT trong dạy học.

3. Phần mềm Vi thế giới có nhiều ưu điểm nổi bật vì nó hỗ trợ rất tốt trong việc dạy và học môn toán THPT, hỗ trợ HS tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và minh họa làm sáng tỏ các kết quả trong dạy học giải bài tập hình học phẳng.

4. Đưa ra quy trình, các bước thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. Cụ thể hóa quy trình và khai thác tương tác với phần mềm Vi thế giới. Thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới để dạy TNSP.

5. Mặc dù chỉ tiến hành TNSP trong một phạm vi nhỏ hẹp nhưng kết quả TNSP cũng đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Kiến nghị:

1. Từ thực tiễn việc sử dụng CNTT hỗ trợ việc giảng dạy bộ môn toán ở trường THPT cho thấy đây vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ ở nhiều trường THPT. Vì vậy chúng tôi kiến nghị hai vấn đề sau :

- Đối với GV: Cần nhận thức rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ đó khai thác triệt để các điểm mạnh của các phần mềm dạy học.

- Đối với các trường sư phạm: Cần cho sinh viên được tập dượt nhiều hơn nữa kỹ năng ứng dụng CNTT đặc biệt vào giảng dạy ngay từ các đợt kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm.

2. Hướng mở của đề tài: Các kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là những bước đầu thiết kế một số bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. Hoàn toàn tương tự ta có thể tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các tình huống học tập ở các nội dung khác. Tuy nhiên, mỗi phần mềm đều có những mặt mạnh, mặt yếu vì vậy GV cần linh hoạt, chủ động trong việc sử dụng các phần mềm dạy học vào trợ giúp cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT ngày 30/07/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Hoàng Chúng (1978), PPDH toán học, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Sỹ Đức (1998), Các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng phần

mềm vi tính, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12.

5. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng ICT trong dạy học môn toán, NXB Hà Nội.

6. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng CNTT vào dạy học một số nội dung của

chương trình hình học THCS nhằm tích cực hoá HĐ học tập của HS, Đề

tài NCKH và công nghệ cấp Bộ.

7. Trịnh Thanh Hải (2007), Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hoá HĐ của HS, Luận án Tiến Sỹ Giáo dục học.

8. Nguyễn Mộng Hy (2004), Các phép biến hình trong mặt phẳng, NXB Giáo dục 9. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai (1998), Môi trường tin học và giáo dục toán học,

Báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc gia kỷ niệm 20 CNGD, tháng 4/1998.

10. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai, Trịnh Thanh Hải (2008), Dạy học hình học

với sự hỗ trợ của phần mềm Cabri Geometry, NXB Đại Học Sư Phạm.

11. Nguyễn Bá Kim (2006), PPDH môn toán, NXB ĐHSP Hà Nội.

12. Bùi Văn Nghị, Vương Dương Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2005), Tài liệu

bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kì III (2004 – 2007), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, (người dịch: Nguyễn Sỹ Tuyển, Phạm Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản), NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào? (người dịch Hồ Thuần, Bùi Tường), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2006), Khám phá hình học 10 với the

Geometer’s sketchpad, NXB Giáo Dục.

17. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2007), Khám phá hình học 11 với the

Geometer’s sketchpad, NXB Giáo Dục.

18. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2007), Thiết kế các mô hình dạy học toán THPT với the Geometer’s sketchpad, NXB Giáo Dục.

B. TIẾNG ANH

19. Cindy Clements, Ralph Pantozzi, Scott Steketee (2002), EXPLORING

CALCULUS with THE Geometer’s sketchpad, Key Curriculum Press.

20. TranVui (1996), Investigating Geometry with the Geometer's Sketchpad -

A Conjecturing Approach, Malaysia.

C. CÁC TRANG WEB

21. http://www.edu.net.vn. 22. http://www.elearningvn.org. 23. http://www.exelearning.org.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG Ở TRƢỜNG THPT

(dành cho GV dạy toán ở các trường THPT)

Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu X vào ô

thích hợp). Phiếu điều tra này chỉ có mục đích NCKH không dùng để đánh giá công

tác giảng dạy ở trường THPT.

1. Trường nơi đồng chí công tác có mấy phòng máy tính?

Một phòng Hai phòng Ba phòng Nhiều hơn

2 . Đồng chí đã sử dụng bao nhiêu phần mềm toán hỗ trợ việc dạy học?

Một Hai Ba Nhiều hơn

3. Kỹ năng sử dụng máy vi tính của HS lớp 10, 11 ở trường như thế nào?

Yếu Trung bình Khá Tốt

4. Khả năng tự học hình học lớp 10, 11 ở nhà của HS bằng các phần mềm hỗ trợ như thế nào?

Yếu Trung bình Khá Tốt

5. Kỹ năng giải bài tập hình học phẳng của HS như thế nào?

Yếu Trung bình Khá Tốt

6. Khả năng tìm kiếm thông tin và tự học trên Internet của HS như thế nào?

Yếu Trung bình Khá Tốt

7. Đồng chí có mất nhiều thời gian cho chuẩn bị 1 tiết học áp dụng phần mềm ?

Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

8. Đồng chí được học (tập huấn) bao nhiêu lần về phần mềm toán ?

Chưa Một lần Hai lần Nhiều hơn

9. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học hình học phẳng như thế nào ?

Trung bình Khá Tốt Rất tốt

10. Đồng chí có hay tìm kiếm thông tin, tài liệu trên mạng ?

Không Thỉnh thoảng Tìm khi cần Thường xuyên

Nếu có thể xin đồng chí cho biết họ và tên:………..….………….

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG Ở TRƯỜNG THPT

(dành cho HS lớp 10,11 ở các trường THPT)

Em vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp) Phiếu điều tra này chỉ có mục đích NCKH không dùng để đánh giá xếp loại HS.

1.Em thấy làm bài tập Toán nói chung và bài tập môn hình học phẳng nói riêng như thế nào?

Dễ Trung bình Khó

2. Em đã được dùng phần mềm toán để hỗ trợ việc học trên lớp?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

3. Em đã từng dùng phần mềm toán để hỗ trợ việc học ở nhà?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

4. Khi học nhóm các em có sử dụng phần mềm toán để hỗ trợ việc học?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

5. Em đã học làm bài tập toán trên phòng máy?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

6. Em đã sử dụng bao nhiêu phần mềm hỗ trợ việc học tập hình học?

Một Hai Nhiều hơn

7. Em có hay tìm kiếm thông tin toán học trên mạng?

Không Thỉnh thoảng Hay

8. Em thích học bao nhiêu tiết có ứng dụng CNTT / ngày?

Một Hai Nhiều hơn

9. Em có đồng ý với cách sắp xếp phòng máy trong học toán?

Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

10. Việc dựng hình trong bài toán hình học có quan trọng không?

Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

Nếu có thể mong em cho biết họ tên:...Lớp... Trường:...

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN! ... 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... 2

MỞ ĐẦU ... 3

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ... 6

1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường THPT ... 6

1.2. Dạy học giải bài tập ... 7

1.2.1. Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học ... 7

1.2.2. Các yêu cầu đối với lời giải bài tập toán ... 8

1.2.3. Định hướng dạy học giải bài tập toán ... 8

1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học toán ... 11

1.3.1.Vấn đề khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học toán ... 11

1.3.2. Tổ chức dạy học toán trong môi trường CNTT ... 13

1.3.3. Quy trình dạy học toán với sự hỗ trợ của ICT ... 17

1.3.4. Nhận định ... 23

1.4. Thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT ... 24

1.4.1. Các dạng bài tập hình học phẳng trong chương trình toán THPT ... 24

1.4.2. Một số khó khăn của HS khi giải bài tập hình học phẳng ... 25

1.4.5. Tìm hiểu phân tích thực trạng việc dạy học giải bài tập hình học phẳng ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm ... 28

CHƢƠNG II: THIẾT KẾ CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI ... 33

2.1. Bài giảng điện tử - Giáo án điện tử ... 33

2.2. Các kịch bản sử dụng, khai thác CNTT ... 34

2.3. Quy trình xây dựng một bài giảng điện tử có sử dụng phần mềm dạy học . 36 2.4. Phần mềm Vi thế giới... 43

2.5. Tương tác với phần mềm Vi thế giới ... 47

2.6. Thiết kế HĐ dạy học giải bài tập với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. ... 53

2.7. Thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. ... 61

2.7.1. Giáo án với mô hình lớp học truyền thống (GV và HS cùng sử dụng một máy tính)... 61

2.7.2. Giáo án với mô hình lớp học không truyền thống (02-03 HS một máy tính). ... 74

CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... 97

3.1. Mục đích, tổ chức TNSP ... 97

3.2. Đối tượng và thời gian TNSP ... 97

3.3. Nhiệm vụ TNSP ... 98

3.4. Phương pháp TNSP ... 99

3.5. Kết quả TNSP ... 101

3.5.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ... 101

3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của HS ... 102

KẾT LUẬN ... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 108

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới.pdf (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)