Các kịch bản sử dụng, khai thác CNTT

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới.pdf (Trang 36 - 38)

Hiện nay, bài giảng điện tử đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện CNTT, làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả. Trước đây

để minh hoạ cho nội dung một bài giảng, GV chỉ có thể sử dụng lời nói giàu hình tượng, gợi cảm kèm theo những cử chỉ điệu bộ diễn tả nội tâm hoặc có thêm bộ tranh giáo khoa hỗ trợ. Ngày nay, có cả một loạt phương tiện để GV lựa chọn sử dụng như: máy chiếu, băng ghi âm, đĩa CD, phần mềm máy tính,.... Tiến tới mọi GV phải có khả năng soạn bài trên máy tính được nối mạng, biết sử dụng đầu máy đa năng để thực hiện bài giảng của mình một cách sinh động hiệu quả, phát huy cao nhất tính tích cực học tập của HS. Để phát huy khả năng tự học của HS người GV cần thiết kế bài giảng với nội dung tổng kết, hướng dẫn HS giải bài tập một cách có hiệu quả như:

- Khai thác yếu tố tích cực trong các PPDH truyền thống: + Trình bày kiểu nêu vấn đề

+ Thuyết trình kiểu thuật truyện + Thuyết trình kiểu mô tả phân tích

+ Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết + Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp

- Thiết kế các giáo án điện tử để HS trò chuyện, tương tác với phần mềm trong quá trình tìm tòi thiết kế giải quyết vấn đề nhằm giúp người học có thể học tập trong HĐ và học tập bằng cách thích nghi thông qua các kịch bản dạy học.

+ Kịch bản 1: Lật trang

GV kiểm soát nội dung HS tuần tự thực hiện, GV là người đánh giá kết quả. GV là người chủ động đưa ra câu hỏi hoặc truyền tải kiến thức qua máy tính, kết hợp dạy học đàm thoại, phát hiện giải quyết vấn đề tạo hiệu quả.

+ Kịch bản 2: Linh hoạt (tuyến tính hoặc không tuyến tính)

GV xác định giao nhiệm vụ cho HS, HS chủ động thực hiện dưới sự cố vấn của GV. GV hướng dẫn HS cách tìm và xử lý thông tin. Kịch bản dạy học thiết kế theo kiểu phân nhánh. Tương tác giữa người học và máy tính được

thiết kế chủ yếu với siêu liên kết Hyperlink. Bài giảng được thiết kế dưới hình thức một trang web. Nội dung được thiết kế theo hình cây người GV Graph hoá nội dung bài học có rẽ nhánh. Cả GV và HS cùng sử dụng máy tính, HS phải thành thạo máy tính. Trong quá trình giải quyết vấn đề chính HS đưa ra câu hỏi rồi cùng nhau trao đổi.

+ Kịch bản 3: Khám phá dưới sự hướng dẫn

GV giao nhiệm vụ cho HS tự khám phá tri thức người GV chỉ tư vấn phương pháp cách thức thực hiện và khai thác nguồn tài nguyên mở. Đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều thời gian cho kịch bản dạy học và người học có điều kiện truy cập mạng. GV tạo ra tương tác ẩn chứa dưới vấn đề giao cho HS.

+ Kịch bản 4: Các sản phẩm từ Mutlimedia

Sản phẩm có vai trò cung cấp thông tin một cách có dụng ý sư phạm và người học tự rút ra kết luận của bài học trong thông tin đó.

Theo định hướng đổi mới PPDH việc tạo ra các tương tác trong một giờ dạy nó là khởi nguồn, là môi trường tạo ra điều kiện tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số bài giảng giúp học sinh giải bài tập hình học phẳng ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm vi thế giới.pdf (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)