Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.pdf (Trang 35)

6. Bố cục của đề tài:

1.4.1. Bài học kinh nghiệm:

- Chúng ta đã có quá nhiều bài học từ thực tế về những tổn thất từ hoạt động tín dụng có nguyên nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả, có thể điểm qua vài vụ án điển hình:

 Năm 1997, các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng nợ 6 Ngân hàng Thương mại: Công thương Việt Nam (Incombank – “Vietinbank”), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Công thương Ngân hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD. Trong khi theo định giá của tòa án tại thời điểm xét xử trị giá tài sản bảo đảm chỉ là 2.232 tỷ đồng.

 Năm 2008, ngày 14/8, cảnh sát Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Công Định, nhân viên Phòng tín dụng thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Chợ Lớn, về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Nguyễn Công Định đã lập báo cáo thẩm định để chi nhánh Agribank Chợ Lớn cho công ty Thành Phát (do vợ chồng Trần Thị Hà - Hà Văn Hòa làm Giám đốc, Phó Giám đốc) vay 18 tỷ đồng và 3.000 lượng vàng làm dự án, dù đơn vị này không đủ khả năng. Thực tế, Công ty Thành Phát không đủ điều kiện, khả năng tài chính, không có vốn tự có tham gia dự án. Thế nhưng, Định vẫn lập báo cáo thẩm định và đề nghị ngân hàng duyệt cho Công ty Thành Phát vay tổng cộng cả vàng là trên 42 tỷ đồng. Sau đó, vợ chồng Hà - Hòa chi ra hơn 23 tỷ tiền đền bù, chi 2,4 tỷ nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất 6,3 tỷ trả lãi vay, còn lại chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. (Nguồn: vnExpress.net- 15/08/2008);

- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước thì: từ năm 1999 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ cấu lại các NHTMCP, trong đó có việc thanh lý và giải quyết

hậu quả của sự đổ vỡ từ những vụ bảo lãnh hoặc cho vay sai quy định dẫn đến mất khả năng chi trả như: Ngân hàng Nam Đô, Ngân hàng Vũng Tàu; thực hiện sáp nhập như NHCP Quế Đô, đưa vào kiểm soát đặc biệt như VP Bank, Eximbank, Việt Hoa, Hàng Hải, Gia Định… Việc cơ cấu lại các NHTMCP thời kỳ này được coi như là cuộc “cải cách ngân hàng ở Việt Nam lần thứ nhất’’.

- Đề án tái cơ cấu Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam được tiến hành năm 1998 đã thu gọn 52 ngân hàng cổ phần, trong đó có nhiều ngân hàng ốm yếu, xuống còn 36 ngân hàng khoẻ mạnh, nợ xấu các ngân hàng cổ phần trước tái cơ cấu trên 20% hiện chỉ còn khoảng 2,5%, một tỷ lệ rất thấp so với các ngân hàng quốc doanh.

- Theo số liệu tổng hợp của tác giả từ các nguồn báo cáo của NHNN và từ báo cáo của các TCTD thì nợ xấu bình quân hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2004 đến nay tương đối ổn định và nằm trong giới hạn cho phép: năm 2004: khoảng 2,8%, năm 2005 khoảng 3,2%, năm 2006 khoảng 3,2%, năm 2007 khoảng 2,5%, năm 2008 khoảng 3,5%, năm 2009 khoảng 2,5%. Tỷ lệ nợ xấu ở các NHTMQD (gồm cả các NHTMQD đã cổ phần hóa) thường cao hơn nhiều so với các NHTMCP và các (chi nhánh) NH nước ngoài.

- Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng các số liệu hiện có về hệ thống ngân hàng có thể chưa phản ánh hết tình hình. Với các khó khăn của nền kinh tế và sự đình đốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn và rủi ro thực tế sẽ lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng, nhất là khi được đo lường bằng các chuẩn mực quốc tế.

 Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.

bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.

Ví dụ: Kết quả kiểm toán của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young tại một NHTM được coi là có nợ xấu cao nhất năm 2005 theo VAS là 14,86%, theo IAS 39 là 31,4%.

Một số NHTM Việt Nam đã bắt đầu nghĩ đến hoặc xem xét lại các tiêu chí cho vay thông qua việc triển khai áp dụng chính sách xếp hạng tín dụng cũng như khung cơ bản trích lập dự phòng (xếp hạng nợ xấu tiềm tàng). Tuy nhiên, quan niệm quản trị rủi ro này vẫn chỉ đang xuất hiện rất chậm chạp trong ngành tài chính và ngân hàng trong nước.

1.4.2. Định hƣớng áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam:

- Nghiệp vụ và hoạt động ngân hàng thường bị giám sát, điều tiết chặt chẽ ở tất cả các thị trường, tuy nhiên thực tế cho thấy bất chấp các cấp độ giám sát và điều tiết, các ngân hàng trên toàn thế giới vẫn phải luôn đối mặt với khủng hoảng.

- Có thể nhận thấy rằng khả năng QTRR của các NHTM Việt Nam nhìn chung thường kém phát triển và kém tinh vi hơn ở những thị trường khác mặc dù nhiều NH TMQD và NH TMCP đang ngày càng nhận thức rõ hơn về QTRR trong thời gian gần đây. Tuy nhiên điều quan trọng là các NHTM cần phải tiếp tục đầu tư vào công việc QTRR đúng cách trong một thị trường đang ngày càng phức tạp và nhiều thách thức.

- Ban lãnh đạo của NHTM phải có trách nhiệm đảm bảo rằng họ đang có những hệ thống và quy trình đủ tốt để nhận diện, xác định và đánh giá rủi ro nhằm

quản lý và giảm nhẹ tác động của những rủi ro đó.

- Mô hình quản trị rủi ro hiện đại cần dựa trên ba hàng phòng thủ; những nhân viên từ các cơ sở của doanh nghiệp “như một nền tảng”, bộ phận quản trị rủi ro và sau cùng là bộ phận kiểm soát nội bộ. Các ngân hàng cần phải truyền bá một thông lệ mạnh mẽ để có thể đưa việc quản trị rủi ro vào mọi cấp. Các nhân viên phải trở thành những nhà quản trị rủi ro.

- Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình các NHTM Việt Nam được khuyến nghị nên áp dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung.

Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS). Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:

 Yêu cầu về vốn tối thiểu  Giám sát, và

 Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính.

Trụ cột thứ I:

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hóa hoàn toàn ở bước này.

Trụ cột thứ II:

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Bốn nguyên tắc để xem xét giám sát:

ro và chiến lược duy trì mức vốn của họ.

 Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.

 Khuyến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

 Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.

Trụ cột thứ III :

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.

Kết luận chƣơng 1:

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đề tài cũng nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng, các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng và chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế, nêu ra một số phương pháp phân tích rủi ro tín dụng. Đề tài cũng đã nêu lên những vấn đề trọng yếu trong việc quản trị rủi ro tín dụng, những bài học kinh nghiệm và việc áp dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2 dưới đây.

CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB):

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cá nhân là các doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước.

Đến hết năm 2009, VIB có 115 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch) tại 27 tỉnh thành trên toàn quốc, Vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng (tháng 9/2010 là 4.000 tỷ), Tổng tài sản trên 56.600 tỷ, Huy động vốn thị trường 1: trên 34.200 tỷ, Cho vay thị trường 1: trên 27.300 tỷ (nợ xấu 1,27%), lợi nhuận trước thuế 614 tỷ đồng;

2.1.1. Tóm tắt các sự kiện nổi bật:

Ngày Sự kiện

18-09-1996 Thành lập Ngân hàng VIB 25-01-2006 Thành lập Trung tâm thẻ VIB 05-05-2006 Tăng vốn điều lệ lên 595 tỷ đồng 17-05-2006 Tăng vốn điều lệ lên 711 tỷ đồng

07-06-2006 Triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 15-06-2006 Thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA

03-07-2006 Chính thức phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values 03-07-2006 Thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard 18-09-2006 Kỷ niệm 10 năm thành lập

22-09-2006 Hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động 28-11-2006 Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng

06-12-2006 Được NHNN nước chấp thuận cho phát hành thẻ thanh toán quốc tế VISA và MasterCard

14-04-2007 Nhận giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia”

16-07-2007 Bảo lãnh phát hành thành công trái phiếu Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

11-11-2007 Được hãng tin quốc tế Bloomberg lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng báo giá đại diện cho thị trường tài chính Việt Nam

25-12-2007 Tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng

15-05-2008 Lần thứ 4 liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” 20-07-2008 Ra mắt dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VIB 4U

23-07-2009 Tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng 09-09-2009 Triển khai Chương trình tái định vị thương hiệu 27-11-2009 Tăng vốn điều lệ từ 2.200 tỷ đồng lên 2.400 tỷ đồng 29-01-2009 Tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng

16-01-2010 Thành lập Công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản VIB AMC 05-03-2010 Nhận danh hiệu: “Doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất 2010”

2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Quản lý Quan Quản lý Quan hệ đối tác Quản lý Sản phẩm Công ty trực thuộc 100% vốn Kế hoạch Chiến lƣợc Hội đồng Quản trị

Ban Kiểm soát

Tổng Giám đốc

Ủy ban Quản lý rủi ro

Đại Hội đồng Cổ đông

Ủy ban ALCO Ủy ban Tín dụng Kiểm toán nội bộ

Quản lý Mạng lƣới Quản lý Rủi ro Thị trƣờng Chế độ tín dụng Tái thẩm định Quản lý Tài sản Bảo đảm Bán hàng Pháp chế & Tuân thủ Ngân hàng Điện tử Trung tâm thanh toán TT xử lý Giao dịch tập trung Quản lý Chất lƣợng DV & Chăm sóc KH Kế toán tổng hợp Phân tích tài chính Quản lý Chi tiêu Nội bộ Tiếp thị vàPhát

triển thị trƣờng Tiếp thị và Phát triển thị trƣờng

Thị trƣờng tiền tệ TT Quản lý Nợ và KTTS Định chế Tài chính Quản lý sản phẩm Tiền gửi Cho vay TTTM & Quản lý dòng tiền Giám đốc Vùng Tiền gửi và các sản phẩm thu phí Nhà đất Cá nhân kinh doanh Hành Chính Ngoại hối Dịch vụ tài chính cá nhân Tuyển dụng Đào tạo Chế độ & Chính sách Quan hệ Lao động Dịch vụ Nhân sự Vùng Quản lý Rủi ro Hoạt động Quản lý Giao dịch Tín dụng Giao dịch TTQT Vận hành & Tác nghiệp thẻ Quản lý Truyền thông Quản lý & Phát triển Thƣơng hiệu Quản lý Marketing GĐ NH Bán lẻ (Kiêm GĐCN) Đội bán hàng trực tiếp Quản lý kênh bán hàng trực tiếp Hỗ trợ sau giao dịchTreasury Trái phiếu Đầu tƣ Quản lý tài sản Nợ có Giám đốc KHDN (Kiêm GĐCN) Thƣ ký, Trợ lý HĐQT Giám đốc Vùng Quản lý các kênh phân phối

Phi vật lý N1 Nhân sự Tài chính Quản lý Rủi ro Nghiệp vụ Tổng

hợp Doanh nghiệpKhách hàng Nguồn vốn & KDNH

Quản lý Tín dụng Ngân hàng Bán lẻ TTCNTT Ngân hàng Quản lý Quan hệ với nhà Đầu tƣ Marketing & Truyền thông PMO Thƣ ký, Trợ lý TGĐ KHCL & QLDA Ủy ban Đề cử và Quản trị

Doanh nghiệp Ủy ban Đãi ngộ

Legend Quản lý Rủi ro Tín dụng Quản lý nợ Thu hồi nợ Giám sát tín dụng Khai thác tài sản Hệ thống Báo cáo Quản lý Tái thẩm định vùng Các phòng ban

Mô hình cơ cấu tổ chức VIB

N2 N3

Call as Division Call as Department Call as Team

(nguồn: Báo cáo quản trị của VIB) Hình 2.1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức VIB

2.1.2.1. Hội Đồng Quản Trị:

HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.pdf (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)