Những vấn đề còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.pdf (Trang 73 - 77)

6. Bố cục của đề tài:

2.4.4.2.Những vấn đề còn tồn tại:

Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ trong hoạt

động cấp tín dụng:

- Mặc dù VIB đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên hoàn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của VIB vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường như ACB, Sacombank và các (chi nhánh) ngân hàng

nước ngoài (là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ).

- Do thực hiện theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân cấp phán quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng, trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh tăng nhanh, nếu không bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp tín dụng thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của VIB;

Như vậy VIB cần phải có những giải pháp để hoàn thiện về tổ chức, quy trình hoạt động và nhân sự hợp lý hơn nhằm giảm thiểu hơn nữa rủi ro tín dụng và tăng cường chất lượng dịch vụ trong hoạt động cấp tín dụng;

Thứ hai, về hệ thống thông tin báo cáo quản trị rủi ro tín dụng:

- Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản trị rủi ro và quản trị hoạt động ngân hàng, VIB thường xuyên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của VIB vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là việc xử lý các thông tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung, do đó VIB cần có chiến lược đầu tư nhằm hoàn thiện hơn nữa.

- Ngoài việc đầu tư cho hệ thống công nghệ ngân hàng, VIB cũng cần có chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác công nghệ ngân hàng.

Thứ ba, về chính sách nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ máy cấp tín dụng

và quản trị rủi ro:

- VIB vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt tác nghiệp trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro, một số đơn vị vẫn thiếu nhiều cán bộ làm công tác tín dụng, công tác thẩm định khách hàng.

- VIB vẫn chưa thực hiện được công tác đào tạo nhân sự nội bộ một cách chuyên nghiệp, có hệ thống. Cụ thể VIB vẫn chưa có Trung tâm đào tạo chuyên

nghiệp.

- Để hạn chế rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân do nhân tố nhân sự, bên cạnh việc thực thi nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý, kiểm soát rủi ro, VIB cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự và sớm hình thành các trung tâm đào tạo nội bộ chuyên nghiệp.

Thứ tƣ, về tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng: Tuy đã hoàn

thiện một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro, nhưng do vẫn còn thiếu nhiều nhân sự để xây dựng và thực thi các quy trình, quy định một cách có hiệu quả. Cụ thể, do mới được thành lập từ giữa năm 2009, Khối quản lý rủi ro và Ủy ban quản lý rủi ro vẫn chưa bố trí đủ nhân sự để triển khai các công việc liên quan, vẫn cần sự hỗ trợ từ các Khối, Ban khác để thực hiện công việc. Phòng quản lý rủi ro hoạt động vẫn chưa lựa chọn được phương pháp và mô hình thích hợp cho việc triển khai hoạt động, và bên cạnh đó ở Việt Nam vẫn thiếu khung pháp lý để làm cơ sở triển khai phương thức quản trị rủi ro hoạt động.

Thứ năm, về công tác xử lý nợ:

- Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu của VIB vẫn còn ở mức cao chính là công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa tốt, quá trình xử lý nợ kéo dài, chưa đạt hiệu quả như mong muốn;

- Nguyên nhân khách quan là do trình tự thủ tục pháp lý và sự thực thi pháp luật của các cơ quan chính quyền trong việc hỗ trợ các ngân hàng xử lý tài sản để thu hồi nợ thường kéo dài, khó khăn.

- Nguyên nhân chủ quan là sự phối hợp giữa đơn vị kinh doanh và Trung tâm quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc xử lý nợ vẫn chưa tốt. Với quy trình xử lý nợ xấu tập trung và sự quá tải của nhân sự tác nghiệp dẫn đến việc triển khai xử lý nợ kéo dài.

- Ngoài các chế tài đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, VIB cần có chính sách, cơ chế và bố trí nhân sự phù hợp để đẩy mạnh công tác xử lý nợ, tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thu hồi nợ xấu;

Kết luận chƣơng 2:

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu, nghiên cứu về:

- Về lịch sử hình thành, phát triển và sơ đồ tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB);

- Bộ máy cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB cùng các chính sách, định hướng tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của VIB;

- Kết quả kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động tín dụng của VIB trong 3 năm gần nhất (2007 – 2009);

- Từ việc nghiên cứu và phân tích mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB tác giả cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB. Đồng thời tác giả cũng nêu ra những ưu điểm và các vấn đề tồn tại của mô hình quản trị tín dụng của VIB.

Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá và đề xuất những giải pháp hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VIB được nêu ở chương 3 dưới đây.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC

TẾ VIỆT NAM (VIB) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn hoạt động từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của VIB, tôi đưa ra ý kiến cá nhân về những ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro của VIB như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.pdf (Trang 73 - 77)