2.3.1.1 Ưu điểm
Thị trường LPG tại Việt Nam là thị trường với nhu cầu rất lớn. cụ thể
Bảng 2.7. Nhu cầu tiêu thụ LPG trên thị trường Việt Nam 2008-2012
Năm Nhu cầu tiêu thụ(tấn) Tốc độ tăng trưởng(%) 2008 887.000
2009 1081.000 21,87
2010 1173.000 8,51
2011 1240.000 5,7
2012 1284.000 3,55
(Nguồn: Tổng công ty gas petrolimex) Đồng thời hiện nay chưa có sản phẩm nào tỏ ra ưu thế so với sản phẩm gas. Mặc dù Việt Nam có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhưng lại tập trung chủ yếu ở phía nam và việc tiến hành khai thác rất tốn kém nên chủ yếu sử dụng cho các khách hàng công nghiệp- các nhà máy phát điện ở gần đó. Cho nên nhu cầu tiêu thụ gas tại Việt Nam vẫn rất lớn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ tăng nhanh chóng, dự báo là năm 2015 nhu cầu tiêu thụ LPG tăng lên 1,5 triệu tấn , năm 202 là 2 triệu tấn. Do đó PGC sẽ nắm bắt và tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường trong thời gian tới.
-Xây dựng thương hiệu gas Petrolimex là một thương hiệu có uy tín với độ tín nhiệm về chất lượng cao và sự ổn định trong cung cấp. Tại thị trường đầu nguồn, công ty luôn được đánh giá cao về uy tín trong thanh toán, tiến độ nhận hàng ổn định, phối hợp nhịp nhàng với các nhà cung cấp trong vận hành. Thương hiệu Gas Petrolimex do đó không chỉ được khẳng định tại thị trường nội địa mà còn được hầu hết các nhà cung cấp lớn trong khu vực biết đến- đây là một lợi thế rất lớn trong việc thu xếp nguồn hàng, góp phần tạo sự sử ổn định về chân hàng với mức giá cạnh tranh.
- Phát triển mạng lưới bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng, giảm sự phụ thuộc vào các nhà phân phối trung gian, tạo điều kiện đưa các chính sách và các ưu đãi tới được người tiêu dùng cuối cùng, giảm áp lực cạnh tranh trong cung cấp và phân phối sản phẩm tới thị trường, góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phát triển hệ thống bán lẻ cũng giúp công ty tận dụng được mạng lưới bán lẻ của Tập đoàn Xăng dầu Việt nam, giúp quảng bá thương hiệu Gas Petrolimex rộng khắp trên các khu vực thị trường trên toàn quốc.
- Công ty đã từng bước sắp xếp lại lại mô hình tổ chức, tập trung nguồn lực công ty mẹ, thực hiện các nhiệm vụ then chốt (đảm bảo nguồn hàng, quản lý kho và chiết nạp gas tại kho đầu mối) để có điều kiện quản lý và phát triển. Các Công ty TNHH gas Petrolimex phân công lại vùng thị trường, tập trung chủ yếu làm thương mại, phát triển các kênh bán hàng, bước đầu mang lại hiệu quả. Công ty đã ban hành các quy chế, quy định, kế hoạch quản lý lao động hàng năm và được thực hiện một cách chặt chẽ và đúng luật làm cơ sở để tổ chức thực hiện. Công ty đã mở nhiều lớp học huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cho các đối tượng lao động trực tiếp, quản lý, để từng bước nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý. Thực hiện khoán tiền lương đến các đơn vị thành viên và trực thuộc; công tác quyết toán đã gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ SXKD; tiền lương phân phối cho người lao động theo vị trí, chức danh công việc, có gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, đã từng bước hướng tới phân phối theo lao động.
- Doanh thu và quy mô của công ty không ngừng tăng qua các năm, cùng với tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức cao.
- Đội ngũ kinh doanh của công ty luôn nắm bắt kịp thời các thông tin và đưa ra các chiến lược phù hợp đối với diễn biến phức tạp của giá cả LPG. Từ đó tạo sự ổn định từ đầu vào và hiệu quả cao đổi với khả năng cạnh tranh trên thị trường đầu ra.
- Mặc dù môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi cùng những khó khăn nội tại khi bước vào triển khai công tác sản xuất kinh doanh năm 2012, căn cứ kế hoạch giao. Công ty đã có những bước chi đạo và phối hợp với các đơn vị trực thuộc tăng cường bám sát diễn biến cạnh tranh quyết liệt của thị trường, từ rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế quản trị nội bộ đến việc triển các chính sách bán hàng mạnh mẽ nhằm gia tăng sản lượng bán.
2.3.1.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm đã kể trên, trong quá trình hoạt động bán hàng của công ty còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng còn chưa mạnh. Đồng thời các chương trình tri ân khách hàng, cũng như khuyến mại giảm giá còn ít. Quỹ phục vụ cho các hoạt động này rất thấp.
- Bộ máy cơ cấu của công ty còn cồng kềnh và ít có sự hỗ trợ lẫn nhau từ công ty mẹ đến các công ty con, cũng như chưa có sự liên kết chặt chẽ của các công ty con.
- Mạng lưới phân phối chưa hợp lí, dẫn đến việc chồng chéo và tranh giành khách của nhau.