Kết quả 10 năm chuyển dịch CCKT (1996-2000)

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 100 - 136)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Kết quả 10 năm chuyển dịch CCKT (1996-2000)

Nghiên cứu thực tiễn chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô (1996 - 2005), có thể thấy quan điểm nhất quán trong việc đề ra chủ trương chuyển dịch CCKT Thành phố và quá trình lãnh đạo chỉ đạo, việc thực hiện theo đúng định hướng của Đảng nhằm thúc đẩy mạnh chuyển dịch CCKT.

Một là, CCKT ngành của Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Kinh tế Thành phố Hà Nội từ nền kinh tế bao cấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao.

Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố (khóa XII, XIII), CCKT Thành phố Hà Nội chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng công nghiệp ngày càng cao, và tương đối đều trong CCKT của Thành phố. Công nghiệp từ

34,9% năm 1996 [18, tr.35-36], tăng lên 40,5% năm 2005 [21, tr.41-42]. Dịch vụ, du lịch, thương mại và nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong GDP nhưng đều tăng cao giá trị tuyệt đối. Dịch vụ chuyển dịch dần tương ứng với lợi thế và thực tiễn của Thành phố là từng bước sử dụng công nghệ hiện đại, ngày càng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (dịch vụ giảm từ 59,9% năm 1996 [18, tr.36], giảm xuống còn 57,5% năm 2005 [21, tr. 42]), Thị trường xuất khẩu được mở rộng, chủng loại sản phẩm xuất khẩu phong phú. Đến nay Hà Nội đã xuất khẩu đến 187 khu vực của các quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm (1996-2005) tăng từ 1308 triệu USD năm 1996 [18, tr.126], lên 2866 triệu USD năm 2005 [21, tr.144]. Nông - lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch sang sản xuất hàng nông sản có chất lượng và giá trị hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích (tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 5,1% năm 1996 [18, tr.35], xuống 2% năm 2005 [21, tr.41]).

Từ những kết quả đạt được, trong 10 năm (1996 - 2005), CCKT Hà Nội đã chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thành dịch vụ - công

nghiệp - nông nghiệp, vượt yêu cầu do Đại hội XIII Đảng bộ Hà Nội đề ra. Hai là, cơ cấu thành phần kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TRÊN ĐỊA BÀN

Doanh nghiệp nhà nước (Trung ương, địa phương), mặc dù giảm trong cơ cấu GDP chung của Thành phố từ 79,2% năm 1996 xuống còn 59,5% năm 2005, nhưng vẫn, đã và đang nắm giữ vai trò chủ đạo, là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bởi kinh tế Nhà nước luôn nắm giữ hầu hết những ngành, lĩnh vực then chốt (điện, nước, bưu chính - viễn thông) và quản lý các nguồn tài nguyên quan trọng của Thành phố. Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đến 15-11-2005, cổ phần hóa được 54 doanh nghiệp. Tuy được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Thành phố nhưng một bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực sự năng động, chậm đổi mới dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đạt được thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác.

Kinh tế tập thể, chủ yếu là kinh tế HTX có nhiều chuyển biến, xuất hiện một số mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả (Tính đến 31 - 6 - 2005 Hà Nội có 764 HTX tạo việc làm ổn định cho 160.000 xã viên và người lao động, đóng góp ngân sách trên 22 tỷ đồng/ năm trong đó đã có 85% HTX hoạt động có hiệu quả [100, tr.98-99]. Các HTX thành lập theo Luật HTX đã đứng vững trong cơ chế thị trường và từng bước phát triển. Tuy nhiên kinh tế HTX còn nhiều khó khăn, để tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong thời gian tới cần đổi mới hơn nữa mô hình và phương thức hoạt động của HTX, phải quan tâm gắn kết chặt chẽ giữa vốn đóng góp và lợi nhuận được hưởng, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia HTX trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù phát triển muộn hơn, nhưng với tiềm lực về vốn và công nghệ nên đã phát triển nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng trong CCKT của Thành phố. Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế này không ngừng tăng từ 10,2 năm 1996 [18, tr.35], lên 15,5% năm 2005 [21, tr.41], đóng góp vào tổng thu ngân sách của Thành phố tăng từ 7,0% năm 1997 [18, tr.43], lên 10,8% năm 2005 [21, tr.49]. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào chủ trương chuyển dịch CCKT Thành phố. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng

đồng bộ hiện đại, góp phần nâng cao trình độ cán bộ quản lý và tay nghề kỹ thuật của người lao động.

Kinh tế ngoài quốc doanh trong 10 năm đã phát triển nhanh và từng bước tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh. GDP do khu vực này đóng góp tăng trưởng tương đối đều, bình quân đạt 21,36%, thu hút gần 60% lao động đang làm việc của Thành phố. Do tính năng động của thành phần kinh tế này, đây được coi là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Thành phố.

Ba là, CCKT vùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Thành phố đã ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoại thành (đường giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc...), hình thành nhiều khu vực đô thị, nhiều khu công nghiệp mới. Năm 2001, Thành ủy đã xây dựng Chương trình 12 về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa nông thôn, ban hành quy chế cho doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, có cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung ngân sách tái đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế ngoại thành vẫn còn thấp hơn khu vực nội thành. Tăng trưởng bình quân khu vực ngoại thành đạt 9,8%/ năm, khu vực nội thành đạt 12,12%.

So với Thành phố Hồ Chí Minh, qua bảng 2.5 có thể thấy rõ sự tăng trưởng GDP của thành phố Hà Nội có năm cao hơn so với tăng trưởng GDP của Thành phố Hồ Chí Minh, có năm thấp hơn. Ở những năm 2002, 2003, 2004 thì xấp xỉ băng nhau.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP Hà Nội so với Thành phố Hồ Chí Minh

[103, tr. 80 - 86] Đơn vị tính: % Năm 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Hà Nội 12,98 12,59 12,01 9,34 10,02 10,03 11,1 11,12 Thành phố HCM 14,7 12,1 9,2 9,0 9,5 10,2 11,2 11,5

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2001 - 2005 [21, tr.41; 62, tr.50]

Đơn vị tính: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

HÀ NỘI

+Dịch vụ 60,5 59,7 57,2 57,5 57,5

+Công nghiệp - xây dựng 36,8 37,8 40,5 40,6 40,8 +Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 2,7 2,5 2,3 1,9 1,7

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

+Dịch vụ 59,9 51,6 49,3 50,1 50,7

+Công nghiệp - xây dưng 46,2 46,7 49,1 48,5 48,1 +Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 1,9 1,7 1,6 1,3 1,2

Bảng trên cho thấy cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao hơn Hà Nội. Ngành dịch vụ, nông - lâm - thuỷ sản Hà Nội giảm nhẹ nhưng vẫn có tỉ trọng cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.

Do những thành tựu mà Thành phố đạt được trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế những năm qua “Vị thế, uy tín của Thủ đô được nâng cao trên trường quốc tế. Năm 2004 Hà Nội được một số tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là một trong 5 thành phố tốt nhất châu Á và đứng thứ hai về du lịch ở châu Á” [101, tr.53-54].

Từ những thành công, hạn chế trong chuyển dịch CCKT Thủ đô theo hướng CNH, HĐH 10 năm qua có thể khẳng định:

+ Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH trong suốt 10 năm phát triển kinh tế Thủ đô (1996 - 2005), là phù hợp với lợi thế và thực tiễn của Thành phố. Để chủ trương này thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao, cần quán triệt sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành; mặt khác, phải cụ thể hóa chủ trương thành các cơ chế, chính sách có tác dụng khuyến khích phát triển chuyển dịch CCKT. Các Chương trình, Dự án lớn cần được nghiên cứu, xác định rõ hơn nội dung chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, với những quy định, bước đi, lộ trình triển khai cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng quận, huyện để đạt tốc độ tăng trưởng cao, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

+ Chủ trương của Thành ủy là kiên quyết lãnh đạo, chuyển nền kinh tế Thành phố từ khép kín sang nền kinh tế mở, từ nền kinh tế chủ yếu là hướng nội (sản xuất chủ yếu hướng vào thị trường địa phương), sang nền kinh tế hướng ngoại (hướng vào cả thị trường trong nước, trong vùng và thế giới). Đây là chủ trương đúng vừa phù hợp với yêu cầu phát triển chuyển dịch CCKT, vừa là điều kiện để đổi mới công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh, chủ động cạnh tranh, hội nhập nền kinh tế quốc tế.

+ Chủ trương chuyển dịch CCKT ngành, nội ngành tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT của Thành phố là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Có được thành là do Thành ủy tập trung chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách, trong đó ưu tiên các nguồn lực cho phát triển ngành và nội ngành. Để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ngành cần có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố.

+ Chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của Thành phố đã thực hiện trong thời gian qua là đúng đắn, nhất quán. Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận và đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong 10 năm qua cơ chế, thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và ngày càng hoàn thiện, từng thành phần kinh tế có chuyển biến cả về lượng và chất; khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế Thủ đô được nâng lên. Kinh tế Nhà nước đã phát huy vai trò chủ đạo, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nắm giữ các ngành kinh tế quan trọng, quản lý các tài nguyên của Thủ đô. Mặc dù so với các thành phần kinh tế khác, kinh tế Nhà nước có nhiều lợi thế hơn hẳn, nhưng một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực sự năng động, chậm đổi mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Chủ trương, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước được đại đa số doanh nghiệp, công nhân viên và nhân dân Thủ đô ủng hộ, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Kinh tế tập thể với kinh tế HTX là nòng cốt được triển khai nghiêm túc, một số HTX đã thích ứng với cơ chế thị trường, hoạt động có hiệu qủa từng bước phát triển,

quyền lợi, thu nhập của xã viên và người lao động được nâng lên. Tuy nhiên, còn nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, có HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Trong 10 năm qua kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội phát triển tương đối nhanh, tham gia vào nhiều loại hình kinh tế, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCKT Thủ đô. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng về số lượng thì doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách còn chưa tương xứng.

Những thành công trong chuyển dịch CCKT đã tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, Hà Nội có điều kiện phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng. Hà Nội được đánh giá là địa phương có điều kiện phúc lợi đảm bảo cho sự phát triển con người và chỉ số phát triển con người cao nhất cả nước.

* Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1996-2005):

Nguyên nhân khách quan quan trọng đầu tiên là công cuộc đổi mới ở Việt

Nam với những chủ trương và chính sách của Đảng Nhà nước về phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, đã tạo động lực cho phát triển kinh tế cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội, Thủ đô trái tim của cả nước nói riêng.

Sức ép trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ những tiến bộ khoa học công nghệ trong, ngoài nước và khu vực ở hầu hết trên các lĩnh vực tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.

Thành phố Hà Nội, Thủ đô cả nước có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vị trí địa lý quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự chuyển dịch CCKT nói riêng. So với những Thành phố và địa phương khác trong cả nước Hà Nội có tiềm lực khoa học kỹ thuật và số lượng giáo sư, tiến sĩ, cán bộ khoa học có trình độ khoa họa kỹ thuật và tay nghề cao.

Thành phố Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của cả nước. Mặt khác Hà Nội vừa có điều kiện thuận lợi về khả năng khai thác thị trường trong nước, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ vừa có điều kiện thuận lợi khai thác thị trường quốc tế. Đây cũng chính là điều kiện để Đảng bộ Thành phố quyết định chủ trương chuyển dịch CCKT với định hướng phát triển công nghiệp, giảm tương ứng tỷ trọng dịch vụ hướng vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, để hàng hóa và sản phẩm có giá trị kinh tế lớn tiến tới hình thành CCKT dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở Thủ đô.

Nguyên nhân chủ quan:

Đường lối chuyển dịch CCKT do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra hoàn toàn đúng đắn, phù hợp điều kiện phát triển thấp và không đều của lực lượng sản xuất ở nước ta, là định hướng lớn cho cấp ủy Đảng của các tỉnh, thành phố trong cả nước đề ra chủ trương chuyển dịch CCKT ở từng địa phương nhằm thực hiện mục tiêu chung là đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp và bằng sự phát triển kinh tế các nước trong khu vực và thế giới.

Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, XI, XII, XIII, đều đề ra chủ trương, định hướng chuyển dịch CCKT Thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng phát triển kinh tế của Thủ đô, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Đảng bộ Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành một số chủ trương, chính sách cụ thể, đúng đắn khuyến khích, thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT.

Tính chủ động, năng động, sáng tạo của nhân dân Thủ đô, của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong việc mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất và đổi mới công nghệ hiện đại và đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đã quan tâm chú ý theo dõi yếu tố thị trường, từ đó điều chỉnh sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm.

Chuyển dịch CCKT Thành phố chưa tạo được sự phát triển kinh tế ổn định; chất lượng chuyển dịch và hiệu quả kinh tế do chuyển dịch CCKT đem lại còn thấp. Sự gia tăng của GDP toàn Thành phố trong cả thời kỳ tăng bình quân 10,7%/ năm và tỷ trọng (GDP) của các các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tăng bình quân (1996 - 2005) là dịch vụ 59,24%, công nghiệp 37,8%, nông nghiệp 3,15%. Nhưng nếu đi sâu vào xem xét CCKT từng ngành thì thấy đây vẫn là cơ cấu của nền kinh tế phát triển và chuyển dịch CCKT chậm và đang

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 100 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(1 trang)
w