7. Kết cấu của luận văn
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘ
KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI
Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII (từ 27 đến 30-12-2000) đã đề ra những định hướng cơ bản nhằm phát triển kinh tế Thủ đô: Đảm bảo kinh tế Thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả
kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao trình độ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh của kinh tế Thủ đô, phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, về tiếp cận kinh tế tri thức, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của các tỉnh lân cận, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước [87, tr.49-50].
Đại hội quán triệt phương châm: “phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền là nhiệm vụ then chốt” [87, tr.52]
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII đề ra những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (2001-2005) cụ thể: "Tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu kinh tế
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp"; Tập trung phát triển mạnh lực lượng sản
xuất kết hợp chặt chẽ với xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Từ đó, “chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn
tiếp theo "[87, tr.53-54].
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2001-2005):
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm: 10 - 11%.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm: 14,5 - 15,5%.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ bình quân hàng năm: 9 - 10%.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm: 3,5 - 4%. - Vận tải khách công cộng đến năm 2005 đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu [87, tr.60].
Về công nghiệp, Đại hội chủ trương: phát triển công nghiệp với tốc độ
nhanh, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mạnh các nguồn lực, đặc biệt là nội lực, đưa công nghệ hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất bình quân 8 - 10%/ năm. Hỗ trợ hiện đại hóa những ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thích ứng nhanh với thị
trường, bảo đảm đủ năng lực và tiêu chuẩn cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Thu hút các dự án để lấp đầy và phát huy hiệu quả các khu công nghiệp; hỗ trợ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Hình thành ngành công nghiệp môi trường. Cải tạo, chuyển hướng sản xuất có kế hoạch, di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư. Đầu tư chiều sâu mở rộng các khu công nghiệp cũ ở ngoại thành còn khả năng về quỹ đất, phù hợp với quy hoạch chung.
Các ngành công nghiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử - thông tin, cơ - kim khí, dệt - may - da giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu mới.
Chỉ tiêu của các ngành công nghiệp chủ lực:
Điện - điện tử - thông tin: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 15 – 16%/năm.
Cơ - kim khí: Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 14 – 15%/ năm.
Dệt - may - da giầy: tốc độ tăng giá tri sản xuất bình quân đạt 15%/năm. Chế biến thực phẩm: phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 14 - 15%/ năm.
Công nghệ vật liệu mới: tốc độ tăng giá tri sản xuất bình quân 14 – 15%/ năm [87, tr.63- 64].
Về dịch vụ, phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao.
Nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành quan trọng trong CCKT Thủ đô. Phát triển du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch truyền thống, du lịch lễ hội, du lịch kinh doanh...Kết hợp tốt du lịch với tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; giữa phát triển các sản phẩm du lịch gắn với quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Phối hợp với các địa phương khác để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các chương trình phát triển du lịch đa dạng. Tổng doanh thu du lịch tăng 10%/năm
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại thị trường hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Ưu tiên các
hoạt động xúc tiến thương mại; mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2005 trên địa bàn khoảng 3,3 tỉ USD, tăng bình quân 16 - 18%/năm.
Tích cực khai thác thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn. Cơ cấu lại từng nhóm hàng và nâng cao chất lượng hàng hóa tạo sự ổn định, chủ động trong xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, hoàn chỉnh hệ thống chợ, nhất là các chợ đầu mối bán buôn. Chống nạn hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại...
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng Hà Nội thành một trung tâm tài chính hàng đầu khu vực phía Bắc và đóng vai trò quan trọng trong cả nước. Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm bảo nhu cầu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho quá trình CNH, HĐH Thủ đô. Củng cố, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần; phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng phục vụ người nghèo, phát huy vai trò các tổ chức tín dụng nhân dân ở nông thôn. Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm phục vụ đầu tư và phát triển; xây dựng các công ty tài chính làm nhiệm vụ huy động và phân phói vốn. Tham gia thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả.
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông sử dụng công nghệ hiện đại, tăng dung lượng các tổng đài hiện có; cáp quang hóa mạng bưu chính viễn thông; đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý và sản xuất kinh doạnh
Phát triển vận tải hành khách chất lượng cao, bảo đảm an toàn, thông suốt. Phát triển các loại hình dịch vụ; kiểm toán, pháp luật, bảo hiểm, đối ngoai, dịch vụ văn hóa, công nghệ, khám chữa bệnh và các dịch vụ chất lượng cao khác [87, tr.65-66-67].
Về nông nghiệp, Đại hội chủ trương tập trung chỉ đạo việc giao đất ổn
định lâu dài cho nông dân. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao làm cơ sở cho phát triển các ngành trồng trọt, chăn
nuôi thủy sản. Chú trọng sản xuất các loại nông phẩm đặc sản phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và lợi thế khoa học - công nghệ của Thủ đô. Xây dựng, củng cố các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống, cây con theo phương pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại. Quy hoạch một số vùng chuyên canh như: rau rạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Củng cố các làng nghề truyền thống, phát triển các quần thể trang trại - khu dân cư, điểm du lịch sinh thái - văn hóa. Xây dựng kinh tế ngoại thành gắn với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới [87, tr.67-68].
Đối với các thành phần kinh tế, Đại hội nhấn mạnh: Phát triển mạnh các
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng. Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa vững chắc các DNNN.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX sau chuyển đổi về phương thức sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đào tạo cán bộ và tìm kiếm thị trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hộ gia đình phát triển. Coi trọng sử dụng cơ chế kinh tế gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động; phát triển mạnh các thành phần và loại hình kinh tế [87, tr.68-69].
Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, Đại hội chỉ rõ: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [87, tr.61].
Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đề ra định hướng phát triển các ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 như sau: Phát triển và chuyển dịch CCKT Thủ đô phải đặt trong mối quan hệ với CCKT của vùng tam giác tăng trưởng và CCKT chung của cả nước, trong mối quan hệ kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương. Việc phát triển và chuyển dịch CCKT phải gắn hài hòa giữa củng cố quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng
sản xuất, quan tâm đến chất lượng CCKT. Phát triển và chuyển dịch CCKT phải đảm bảo tính ổn định bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế với ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Mô hình chuyển dịch CCKT ở Hà Nội được thực hiện theo hướng kết hợp
khai thác nguồn lực bên trong với mở rộng quan hệ kinh tế, tham gia hội nhập khu vực và thế giới, phát huy ưu thế các ngành truyền thống có hiệu quả cao, kết hợp với những ngành có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao có sức đột phá, có tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác [85, tr.21].
Trên cơ sở đổi mới nhận thức, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, đã làm rõ hơn, cụ thể hơn một số vấn đề sử dụng cơ chế, chính sách trong phát triển kinh tế : “Coi trọng sử dụng cơ chế kinh tế gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động, phát triển mạnh các thành phần, loại hình kinh tế, phát huy dân chủ từ cơ sở, tạo động lực trực tiếp cho sự phát triển”[87, tr.69]; “Tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp, tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước”[87, tr.68]; “tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hộ gia đình phát triển”[87, tr.69]. Theo tinh thần đó, Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp tổ chức, tài chính, khen thưởng để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã đổi mới nhiều cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, thông thoáng, nhất quán, phù hợp với những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh tăng trưởng, chuyển dịch CCKT, đi đầu cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố và nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Thành ủy (khóa XIII), ngày 6 - 02 - 2001, Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp với các đồng chí chủ nhiệm chương trình công tác của Thành ủy (khóa XIII), thống nhất các chương trình công tác gắn với chuyển dịch CCKT Thành phố như sau:
+ Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghệ thông tin.
+ Chương trình phát triển một số ngành dịch vụ.
+ Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hóa nông thôn. + Chương trình củng cố quan hệ sản xuất.
Hội nghị lần thứ 3 BCH Đảng bộ Thành phố (khóa XIII), họp từ ngày 2-3 tháng 4 năm 2001, quyết định thông qua ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Hội nghị xác định: đây là chương trình mới có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Thủ đô. Hội nghị nhấn mạnh: Trong qúa trình thực hiện chương trình, cần chú ý đến các đặc điểm của Thủ đô để chọn bước đi thích hợp, đạt hiệu quả thiết thực. Phải tiến hành từng bước vững chắc có trọng điểm, phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành, từng đơn vị, cần coi trọng cả hai mặt: ứng dụng và phát triển công nghệ.
Từ ngày 2 đến ngày 3-10-2001, Hội nghị lần thứ 5 BCH Đảng bộ Thành phố Hà Nội họp và quyết định Chương trình “tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực”. Đây là một chương trình quan trọng có liên quan, tác động đến nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Hội nghị chỉ rõ nội dung chương trình phải bám chắc các quan điểm cơ bản nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 của BCT, pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giữ vững định hướng XHCN, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Ngày 8-5-2002, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp bàn về tình hình các khu công nghiệp tập trung và các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố. Ban thường vụ đã nhất trí đánh giá: Hà Nội vẫn luôn là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Trong CCKT của Thủ đô, công nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng và có đóng góp lớn cho sự phát triển chung. Việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố là chủ trương đúng đắn và đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút các dự
án đầu tư nước ngoài, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về địa điểm đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và kết quả hoạt động chưa tương xứng với lợi thế của Thủ đô, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, thủ tục cấp giấy phép chưa thông thoáng, việc giải phóng mặt bằng còn khó khăn, diện tích lấp đầy trong các khu công nghiệp tập trung còn thấp, môi trường đầu tư nhiều nơi chưa thực sự hấp dẫn.
Từ tình hình đó, Ban Thường vụ Thành ủy chủ trương:
+ Trên cơ sở xem xét, đánh giá cụ thể các khu - cụm công nghiệp đã có ở Thủ đô, căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt của Thành phố để đinh ra chiến lược phát triển.
+ Đối với các khu công nghiệp tập trung cần tăng cường xúc tiến đầu tư, khẩn trương cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Thành phố để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn.
+ Đối với các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ cần được xây dựng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại.
+ Cần ưu tiên quan tâm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, hoạt động trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố.
+ Phát triển khu công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp tập trung, các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với việc hợp tác phát triển giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận và chủ động đẩy mạnh tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội. Ngày 20-5-2002, Thường trực Thành ủy họp và quyết định: Hoạt động thu