Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 48 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1996-2000

* Thành tựu:

+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XII (1996- 2000), dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao, trên cơ sở có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chuyển dịch CCKT. CCKT kinh tế có bước chuyển quan trọng theo hướng CNH, HĐH. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng trưởng bình quân hàng năm: 10,6%, (các năm tăng như sau: năm 1996 tăng 12,98%, năm 1997 tăng 12,59%, năm 1998 tăng 12,01%, năm 1999 tăng 6,48%, năm 2000 tăng 9,34%). Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000 đã chặn đà giảm sút tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Thủ đô phát triển trên tất cả các ngành và khu vực [4, tr. 30].

Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội và cả nước

giai đoạn (1996 - 2000) [85, tr.6].

1996 1997 1998 1999 2000

Hà Nội 12,98 12,59 12,01 6,5 9,34

Cả nước 9,34 8,15 5,8 4,8 5.5

Qua bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP của Hà Nội và cả nước ở trên. GDP của Thành phố Hà Nội luôn cao hơn bình quân chung của cả nước từ 1,3 - 1,5 lần, xong đang có xu hướng thu hẹp khoảng cách trong những năm cuối của giai đoạn 1996 - 2000.

Nhờ luôn tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước nên tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước ngày càng tăng cao. Tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước tăng từ 6,15% năm 1995 lên 7,22% năm 2000. Tỷ trọng GDP của Hà Nội so với vùng Đồng bằng sông Hồng

cũng tăng từ 34,8% năm 1995 lên 41% năm 2000 và so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ từ 62,47% 1995 lên 65,47% năm 2000 [85, tr.7].

Bảng 1.4: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP ) [19, tr.40]

Đơn vị tính: % 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 Chia theo thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế trong nước 93,5 89,8 88,8 85,3 84,8 81,5 Kinh tế Nhà nước Trung ương 60,5 57,0 59,5 56,1 55,0 53,1 Kinh tế Nhà nước địa phương 10,1 9,2 8,4 9,1 8,2 7,9 Kinh tế ngoài Nhà nước 22,9 23,7 20,9 20,1 21,6 20,5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6,5 10,2 11,2 12,6 13,0 15,9

Thuế nhập khẩu - - - 2,1 2,2 2,6

Chia theo ngành kinh tế

Dịch vụ 61,5 59,9 60,0 61,7 58,4 60,0

Công nghiệp mở rộng 33,1 34,9 35,3 36,4 37,9 37,0 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 5,4 5,1 4,7 3,9 3,7 3,0

Trong những năm 1996 - 2000, kinh tế Thủ đô phát triển ở tất cả các ngành, các khu vực, tăng nhanh nhất là công nghiệp mở rộng, đặc biệt là xây dựng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm 1996 - 2000, công nghiệp tăng bình quân 13,45%/ năm, nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình quân 4,44%/ năm. dịch vụ tăng bình quân 8,90%/ năm, Khu vực trong nước tăng bình quân 8,68%/ năm, khu vực có vốn ĐTNN tăng bình quân 6,02%/ năm [19, tr.40]. Qua số liệu của sự phát triển GDP của các ngành kinh tế có thể thấy sự phát triển không ổn định và thiếu tính bền vững.

Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng theo Đại hội Đảng bộ Thành phố Khóa XII đề ra là nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tương ứng ngành dịch vụ và nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 33,01% năm 1995 lên 38% năm 2000; ngành dịch vụ từ 61,60% năm 1995, giảm xuống còn 60,0% vào năm 2000; ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản từ 5,4% năm 1995 giảm xuống còn 3,0% vào năm 2000 [19, tr.40].

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,5% năm 1995, lên 15,9% năm 2000. Khu vực kinh tế trong nước giảm từ 93,5% năm 1995, xuống còn 81,5% năm 2000. Đáng chú ý là tỷ trọng của quốc doanh Trung ương giảm chậm từ 60,5% năm 1995 xuống còn 53,1% năm 2000; kinh tế quốc doanh địa phương giảm từ 10,1% (1995) xuống còn 7,9% (2000); kinh tế ngoài Nhà nước giảm 20,9% xuống còn 20,5% [19, tr. 40].

Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy ngoài sự thay đổi quy mô và tỷ lệ các ngành trong CCKT, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi căn bản về chất. Có thể nhận thấy các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hơn, không chỉ trong trao đổi sản phẩm cuối cùng mà cả ngay trong quá trình sản xuất, theo sự điều tiết của thị trường và sự quản lý của nhà nước, sản xuất công nghiệp bám sát hơn với yêu cầu của thị trường, các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản, ngành dịch vụ. Hoạt động của các ngành dịch vụ không tách rời mà gắn vào phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp, nông - lâm nghiệp - thủy sản. Ngành thương mại không hoạt động tách rời như là một ngành kinh tế biệt lập trong lĩnh vực lưu thông mà gắn với sản xuất trong từng ngành, từng doanh nghiệp. Khác nhiều so với thời kỳ bao cấp, người sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm và người tiêu thụ liên kết với nhau một cách rời rạc, thậm chí quay lưng lại với nhau. Đến đây, các nhà sản xuất không những tăng cường các hoạt động thương mại của bản thân mình mà còn liên hệ chặt với các nhà tiêu thụ sản phẩm và các doanh nghiệp coi đó là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mình.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành và lĩnh vực chủ yếu:

Công nghiệp, hướng tới hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới

bằng việc gia nhập hiệp Hội kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Thực hiện chủ chủ trương của Thành ủy, UBND Thành phố, Sở công nghiệp Hà Nội chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Công nghiệp Hà Nội đã tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng chất xám cao, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn như: công nghiệp điện tử, tin học, viễn

thông: sản xuất linh kiện, phụ kiện, lắp ráp, phần cững và phát triển công nghiệp phần mềm. Công nghiệp hàng tiêu dùng chất lượng cao, phục vụ trong nước và xuất khẩu từ các hàng tiêu dùng hàng ngày như: xà phòng, thuốc đánh răng, dầu gội đầu các loại nước uống đến thưc ăn, rau quả sạch.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, sản xuất công nghiệp của Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tỷ trọng công nghiệp từ 34,8% năm 1996 lên 38% năm 2000. GTSX công nghiệp bình quân hàng năm tăng 15,6% [87, tr.30] (năm 1996 tăng 22,25%; năm 1997 tăng 17,60%; năm 1998 tăng 13,91%; năm 1999 tăng 7,56%; năm 2000 tăng 8,67%) [19, tr.59-60]. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú. Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Hà Nội đang hình thành và phát triển 5 khu công nghiệp tập trung, 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là giai đoạn đổi mới một cách đồng bộ cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ đạo điều hành công nghiệp Hà Nội. Đặc biệt trong chỉ đạo có sự chuyển hướng từ khép kín sang mở cửa, từ tập trung cho công nghiệp nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Giai đoạn 1996 - 2000 còn có những tiến bộ đáng kể trong trang bị lại, đổi mới và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp, công nghiệp Hà Nội, đầu tư theo chiều sâu được chú trọng hơn. Nhờ đổi mới cơ chế, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều cách huy động vốn, trong đó có nguồn vốn liên doanh đầu tư với nước ngoài, nhờ vậy đã đổi mới dây truyền thiết bị công nghệ và thiết bị sản suất, tiếp thu công nghệ hiện đại. Với chủ trương phát triển công nghiệp đúng đắn của Thành ủy công nghệp Hà Nội đã đạt được một số thành tựu.

Qua bảng dưới đây ta thấy cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao như: công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin tăng từ 9,50% năm 1995 lên 11,88% năm 2000; công nghiệp cơ khí tăng từ 28,21% năm 1995 lên 32,95% năm 2000; công nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng tăng từ 5,51% năm 1995 lên 6,78% năm 2000. giảm công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực

phẩm từ 21,86% năm 1995 xuống còn 15,78% năm 2000; công nghiệp khai thác giảm từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,43% năm 2000 [140, tr. 9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.5: Chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 1996

- 2000 [140, tr. 9].

Đơn vị tính: %

Năm 1995 2000 1996 -

2000

Tổng số 100 100 100

Công nghiệp khai thác 1,65 1,43 - 0,22

Công nghiệp chế biến 86,99 88,4 1,85

+ Công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, thực phẩm

21,86 15,78 - 6,08 + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 5,51 6,78 1,27 + Công nghiệp cơ khí, luyện kim 28,21 32,95 4,74 + Công nghiệp điện tử,công nghệ thông tin 9,50 11,88 2,38 + Công nghiệp dệt may, da giày 14,45 12,39 - 2,06 + Công nghiệp hóa chất và các SP hóa chất 7,47 9,07 1,60 Công nghiệp khác (điện, nước, in, tái chế...) 11,39 9,73 -1,66

+ Công nghiệp điện, nước 9,22 7,44 -1,78

+ In, tái chế... 2,17 2,29 0,12

Sự giảm sút giá trị sản xuất công nghiệp thể hiện rõ nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, giảm từ 52,12% năm 1995 xuống còn 42,64% năm 2000 và khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương, giảm từ 19,44% năm 1995 xuống còn 12,86% năm 2000. Nhưng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước lại tăng từ 9,53% năm 1995 lên 10,62% năm 2000, tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 18,91% năm 1995 lên 33,88% vào năm 2000. Nếu xét cả giai đoạn thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng cao nhất và đạt tốc độ tăng bình quân 26,56%/năm, đưa cơ cấu của khu vực này theo giá trị sản xuất từ 18,91% năm 1995 lên 33,88% năm 2000 [140, tr.10].

Bảng 1.6: Thực trạng chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế (giá thực

tế) [140, tr.10]

Đơn vị tính: %

Tổng số 100 100

1.Khu vực kinh tế trong nước 81,09 66,12

+ Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 52,12 42,64 + Doanh nghiệp Nhà nướcđịa phương 19,44 12,86

+ Kinh tế ngoài Nhà nước 9,53 10,62

2.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,91 33,88

Các cơ sở công nghiệp đã từng bước chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện sản xuất gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế, từng bước khắc phục sự chia cắt giữa sản xuất với lưu thông, giữa công nghiệp với thương mại và thị trường. Nhiều doanh nghiệp cơ sở đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị, một số doanh nghiệp đầu tư đúng hướng nên có trình độ công nghệ khá và đạt mức tăng trưởng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong tổng số 217 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 25% số doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến. Công ty Xuân Hòa, Công ty điện cơ Trần Phú, Công ty kim khí Thăng Long, Công ty khóa Việt - Tiệp, Công ty bia Việt Hà, Công ty giầy Ngọc Hà...

Nhiều sản phẩm công nghiệp Hà Nội chiếm tỷ trọng cao so với vùng và cả nước như: động cơ điện chiếm 83% so với cả nước, xe đạp chiếm 35%, máy chế biến gỗ chiếm 46,6%, đồ nhôm chiếm 74%, lắp ráp tivi chiếm 57,7%, giầy vải chiếm 40%, thuốc tẩy chiếm 29,5%, lốp xe đap chiếm 47,6%, quạt máy các loại chiếm 73,9% [85, tr.10].

Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Thành phố đã và đang hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2000, Hà Nội đã hình thành 5 khu công nghiệp tập trung: Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Sài Đồng B, Đài Tư; Sài Đồng A. Trong các khu công nghiệp tập trung có 22 dự án đầu tư với tổng số vốn 322 triệu USD. Cùng với các khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội đã hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện ngoại thành: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy (Thanh Trì), với diện tích 12 ha, đã có 18 dự án đầu tư; khu công nghiệp Phú Thị (Gia Lâm), diện tích 17 ha, có 22 dự án đăng ký đầu tư...[85, tr.10-11].

Lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan (Gia Lâm); dệt xe tơ chỉ Triều Khúc (Thanh Trì); may (Cổ Nhuế); gỗ mỹ nghệ Vân Hà (Đông Anh), rèn (Xuân Phương - Từ Liêm)... với đặc điểm chung là có đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp độc đáo, sản phẩm tinh xảo, có sức cạnh tranh cao ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, là một thế mạnh của Thành phố Hà Nội.

Nhìn tổng thể quá trình chuyển dịch CCKT công nghiệp giai đoạn 1996 – 2000, cơ cấu nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật của công nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng; cơ cấu thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh, song kinh tế Nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng trên 50%. Công nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng kỹ thuật cao, tạo ra một số ngành chủ lực.

Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng đa dạng nhưng chưa huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tỷ trọng vốn Nhà nước đầu tư vào công nghiệp Hà Nội giảm mạnh đã phần nào ảnh hưởng tới chuyển dịch CCKT. Thành phố Hà Nội thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Tỷ lệ vốn nước ngoài đầu tư vào công nghiệp mới chiếm khoảng 15 - 16%.

Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sản xuất có công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường như: đồ điện gia dụng, sứ xây dựng, bánh kẹo, sản phẩm đồ uống... Một số sản phẩm công nghiệp có giá trị xuất khẩu ngày càng cao, như điện tử, máy in phun, sản phẩm may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, bước đầu hình thành công nghệ phần mềm.

Sự phát triển và chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp trên đây là phù hợp với nhu cầu thị truờng. Các ngành và nhóm ngành công nghiệp trong từng khu vực kinh tế cũng phù hợp với việc khai thác những lợi thế có sẵn. Khu vực sản xuất trong nước chủ yếu phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ cao ở các ngành,

lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động, có nguồn nguyên liệu trong nước không nhất thiết phải yêu cầu kỹ thuật cao và vốn đầu tư quy mô lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ - Thương mại - du lịch

Dịch vụ: Trong 5 năm, tăng trưởng GDP ngành dịch vụ Thành phố Hà

Nội đạt 8,90%/ năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của kinh tế toàn Thành phố, nên tỷ trọng của dịch vụ đã giảm từ 61,60% năm 1995 xuống còn 58,3 % năm 2000 [19, tr.41]. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành dịch vụ có điểm đáng chú ý là:

Các hoạt động tài chính, tín dụng tăng trưởng cao nhất trong khối các ngành dịch vụ. Tính bình quân giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ này là 20,65%/ năm. Song tỷ trọng GDP của lĩnh vực này chỉ chiếm 3,9% (2000) trong tổng số GDP của Thành phố. Tiếp đến lĩnh vực phát triển nhanh là văn hóa thông tin tăng bình quân 12,3%/ năm, nhưng tỷ trọng cũng chỉ chiếm 2,1% [85, tr.11].

Lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực dịch vụ là lĩnh vực vận tải - kho bãi - thông tin liên lạc, tiếp đến là lĩnh vực thương nghiệp và sửa xe có động cơ. Tuy nhiên nếu tính cả giai đoạn, hai lĩnh vực này tăng trưởng chỉ đạt 8,5%/ năm và 6,93%/ năm [85, tr.12].

Về thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

Thành phố đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000, là 10,14%/ năm; khu vực thương mại hỗn hợp tăng

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 48 - 67)