CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội

Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053' đến 21023' vĩ độ Bắc và từ 105044' đến 106002' kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây và Tây Nam giáp Hà Tây, Vĩnh Phúc. Hà Nội có diện tích 920,97 km2, bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước. Khoảngcách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam Thành phố trên 50 km, chỗ

rộng nhất từ Tây sang Đông 30 km. Dân số 3.118,200 người (tính đến hết năm 2004), chiếm 3,6% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,Từ Liêm [9, tr.9].

Hà Nội nằm ở châu thổ sông Hồng, trên vùng đồng bằng cao giới hạn ở phía Bắc bởi bậc thềm Tam Đảo; phía Tây là bậc thềm Ba Vì; phía Đông và phía Nam là vùng đồng bằng thấp được tạo thành về sau ở hạ lưu sông Hồng [9, tr.9- 10].

Hà Nội có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, với hai mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao 24,4o C, chệnh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lên tới 12,5o C, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 40o C, nhiệt độ tối thiểu có thể xuống 5 - 7o C, kéo dài 7 - 12 ngày. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm dao động từ 71% đến 82%, độ ẩm không khí trung bình có thể xuống 10% vào tháng 12 và tháng 1 [100, tr.10].

Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870 mm; số ngày mưa trong năm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành 2 mùa, mùa mưa thường tập trung 85% lượng mưa cả năm và chiếm tới 1.400 - 1.500mm, mưa lớn thường vào tháng 8, lượng mưa trung bình 300 - 350mm [100, tr.10].

Chế độ thủy văn của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của tình hình khí hậu, chia làm hai mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước chiếm tới 70 đến 75% tổng lượng nước cả năm [100, tr.10].

Mạng lưới sông ngòi trên Hà Nội khá dày, khoảng 0,5km/km2, thuộc hai hệ thống sông chính là sông Thái Bình và sông Hồng. Hà Nội có nhiều đầm hồ tự nhiên, với diện tích hiện còn 3.600 ha, khu vực nội thành tập trung khá nhiều có tới 27 đầm hồ, còn lại phân bố ở các quận, huyện của Thành phố [100, tr.9- 10].

Tài nguyên khoáng sản Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Hà nội và vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng với gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá ở các mức độ khác nhau [100, tr.12].

Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nới tập trung nhiều nghề thủ công truyền thống tinh xảo với những nghệ nhân và thợ tài hoa. Đến Hà Nội sẽ được tham quan các nghề truyền thống như tranh dân gian; gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa; dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng ở Ngũ xá; nghề chạm khảm, trang trí đồ gỗ Vân Hà; sản xuất đồ da Kiêu Kỵ…

Trong gần 1000 năm phát triển Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của cả nước. Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan như: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, Đền Sóc…[100, tr.13].

Đầu thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010). Từ đây Thăng Long chuyển dần thành đất kinh kỳ, nơi hội tụ nhân tài, vật lực của bốn phương. Hà Nội trở thành trung tâm đầu não của đất nước từ đây.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nơi hội tụ “ nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của đất nước, điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà

Nội, không chỉ biểu hiện ở các giá trị văn hóa rất phong phú và đa dạng mà còn ở chỗ hội tụ các tinh hoa để tạo lên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sĩ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”...

Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo những phong tục, lề thói địa phương, rồi được chắt lọc, chau chuốt trong khung cảnh văn hóa kinh kỳ, tạo thành nếp sống “thanh lịch Hà Nội”. Trong nét thanh lịch đó phải kể đến đặc trưng của người Hà Nội là hiền hòa, hiếu học, chuyên cần, hào hoa và sáng tạo. Chính từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao. Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái mới, có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Thành phố Hà Nội.

Nhân dân Hà Nội có truyền thống đấu tranh kiên cường và nồng nàn yêu nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Hà Nội đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vịêt Nam XHCN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội ra đời sớm, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh và xây dựng đất nước năng động, sáng tạo.

Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị , ngày 15 - 12 - 2000 chỉ rõ: “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [8, tr.3]. Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử nghàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với vị thế là Thủ đô Hà Nội vừa có những tiềm năng, lợi thế so sánh vừa có những thách thức.

Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số mặt thuận lợi cơ bản

+ Hà Nội được Đảng và nhà nước chỉ đạo tập trung về mọi mặt trong quá trình phát triển Thủ đô; có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ, tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời hiệu quả các vấn đề kinh tế liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội; nơi diễn ra các hội nghị trong nước và quốc tế quan trọng, nơi đặt trụ sở đại sứ quán các nước; các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản cấp quốc gia. Vì thế Hà Nội sớm được trực tiếp tiếp thu các Nghị quyết, đường lối chính sách, thông tin đối nội và đối ngoại trong từng giai đoạn lãnh đạo phát triển kinh tế.

+ Hà Nội hiện có 49 trường đại học và cao đẳng, 38 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 112 viện nghiên cứu [100, tr.16-17]. Phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang nghiên cứu giảng dạy ở Thủ đô Hà Nội. Nếu Hà Nội biết thu hút chất xám của các nhà khoa học các bộ ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có lợi rất to lớn mà không có địa phương nào trong cả nước có được để phát triển kinh tế Thủ đô.

+ Hà Nội có ưu thế hơn các địa phương khác trong khu vực và phía Bắc trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút vốn đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản phảm, mở rộng dịch vụ công nghệ cao, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đối ngoại, du lịch…Về lâu dài, nhờ khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ, đúc kết nhiều tiềm lực điều kiện từ bên ngoài cũng như tự tích lũy kinh nghiệm, bản lĩnh lãnh đạo kinh doanh, trình độ phát triển hạ tầng, nguồn vốn, tri thức, công nghệ…tạo tiền đề, động lực mạnh nhất cho sự phát triển và cất cánh của nền kinh tế Thủ đô.

+ Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc Bộ, có sức hút và khả năng lan tỏa rộng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của cả vùng, cả nước. Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.

Hà Nội, là nơi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành, là trung tâm đầu não về chính trị. Vì vậy, mỗi động thái chủ trương, chính sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế của cả nước. Điều đó không cho phép Thành ủy Thành phố dễ dàng, mạnh tay thử nghiệm các quyết sách quản lý, điều hành phát triển kinh tế như một số tỉnh và thành phố khác.

Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ dòng dân di cư tự do. Đây là một sức ép lớn cho quá trình phát triển kinh tế Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội địa bàn trọng điểm để các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung chống phá. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội vừa phải lãnh đạo phát triển kinh tế đồng thời dành nhiều thời gian lãnh đạo, chỉ đạo nhằm ổn đinh tình hình chính trị, an ninh quốc phòng. Hà Nội phải đối mặt với thách thức, một mặt đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Thành phố nhằm đuổi kịp sự phát triển kinh tế của thủ đô các nước trong khu vực và thế giới; mặt khác, phải đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng vững chắc. Điều đặc biệt quan trọng nhất là giữ vững và ổn định tình hình kinh tế đất nước và kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ.

1.2.2. Thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trước năm 1996Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và nhà nước Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và nhà nước trong công cuộc đổi mới về chuyển dịch CCKT, đã được Thành ủy Hà Nội quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X (10 - 1986), đã xác định những vấn đề quan trọng mà Đảng bộ Thủ đô cần giải quyết: Mọi công tác phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu; phải coi trọng tổ chức công tác thực tiễn một cách cụ thể tỷ mỉ; phải chuyển mạnh từ cách làm ăn theo lối cũ, quan liêu, bao cấp, sang hoạt động năng động sáng tạo, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, không ngừng tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội, chúng ta phải kiên quyết,

không thỏa hiệp đối với những cá nhân, đơn vị vẫn giữ nếp nghĩ, cách làm theo lối cũ, không chịu vận dụng để nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế [2, tr.56].

Ngay từ Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Thành ủy Hà Nội đã quan tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, chú trọng chuyển dịch CCKT giữa các ngành và nội ngành. Đại hội nhận định: “một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ổn định và phát triển được” và đề ra mục tiêu “từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý của Thủ đô”. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: "Phải xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại” [2, tr.60].

Công nghiệp, phải tiến lên trình độ hiện đại có những ngành mũi nhọn, những sản phẩm tiêu biểu cho Thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước.

Nông nghiệp, phải được trang bị kỹ thuật mới, áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học hiện đại về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, để trở thành vành đai thực phẩm lớn, bảo đảm cung ứng ngày càng tăng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố.

Dịch vụ, bao gồm các ngành lưu thông, phân phối, giao thông vận tải, các ngành kinh tế đô thị, nhà ở, cấp thoát nước, cấp điện, giao thông công cộng, thông tin liên lạc… phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn của hàng triệu người làm việc sinh sống.

Kinh tế đối ngoại “bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước XHCN và các nước khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế” [2, tr. 61].

Đây được coi là những một trong những chủ trương, đầu tiên của Đảng bộ Thành phố lãnh đạo chuyển dịch CCKT ngành và nội ngành.

Sau khi ổn định được sản xuất nông nghiệp, bước vào giai đoạn mới của CNH, HĐH đồng thời để phát huy vai trò đầu tàu của Thủ đô đối với phát triển

kinh tế vùng, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI (vòng 1) ( từ 25 đến 24-4-1991); Đại hội (vòng 2) (ngày 16-11-1991), đã xác định: “Trong 5 năm tới, Hà Nội phấn đấu có bước chuyển rõ về cơ cấu ngành kinh tế”.

Cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở liên kết kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trên địa bàn Hà Nội, có tính đến nhu cầu và mở rộng sự liên kết kinh tế với toàn vùng, với các tỉnh khác cũng như hợp tác với nước ngoài. Trong những năm trước mắt, sớm hình thành cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp [3, tr.50].

Từ ngày 29 đến ngày 31-3-1994, Đảng bộ Thành phố tiến hành Hôị nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đã nêu bật nhữmg thành tựu lớn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH : tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghi giữa nhiệm kỳ của Thành ủy về điều chỉnh CCKT theo hướng CNH, HĐH, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục sắp xếp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 90/CP của chính phủ.

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội, so với nhiều năm trước, thế và lực của Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng vượt qua khỏi khủng hoảng, tăng trưởng với tốc độ khá, từng bước phát triển theo hướng bền vững. Các thành phần, các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng bình quân 8.35%/năm (giai đoạn 1986 - 1990

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(1 trang)
w