7. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Học thuyết công bằng của J.Staycy Adam
Theo Adams, mọi người đều muốn được đối xử một các công bằng. Người lao động luôn muốn nhận được các quyền lợi xứng đáng với sự đóng góp của họ và thước đo chính là sự so sánh với sựđóng góp và quyền lợi của người khác
Các quyền lợi của cá nhân Các quyền lợi của những người khác Sựđóng góp của cá nhân Sựđóng góp của những người khác Người lao động luôn so sánh các yếu tố này để lựa chọn hành vi làm việc khác nhau. Khi họ cảm thấy sự công bằng ( Dấu “>” hoặc dấu “=” xảy ra) thì họ sẽ hăng hái và tích cực hơn trong công viêc. Ngược lại, người lao động sẽ uể oải, chán chường, bất mãn khi cảm thấ không có sự công bằng ( dấu “<”).
Khó khăn đặt ra vởi kiểu so sánh này là mỗi người lại có một cách nhìn nhận riêng về sự đóng góp và quyền lợi nhận được. Ngoài ra, một số cá nhân còn mắc lỗi “ Cường điệu hóa” thành tích bản than, dẫn đến sự hiểu lầm về tính công bằng
Mỗi học thuyết trên đều có những ưu điểm và hạn chế. Tùy thuộc quan điểm của mỗi tác giả, thời điểm nghiên cứu và môi trường phát triển xã hội mà các học thuyết có các mức độ đúng đắn và áp dụng trong thực tiễn khác nhau. Chẳng hạn: học thuyết của Maslow trên thực tế các nhu cầu không phải lúc nào cùng xuất hiện theo trình tự từ thấp đến cao, hay như học thuyết hai yếu tố của Herzberg thì các nhóm yếu tố không
thể phân biệt rạch ròi như vậy hoặc như đánh giá được sự công bằng (theo thuyết của Adam) cho cá nhân, công bằng bên trong và công bằng bên ngoài không dễ dàng. Vì vậy không có học thuyết nào toàn diện, hoàn chỉnh áp dụng trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả tư tưởng học thuyết của Maslow là nền tảng cho sự ra đời của các học thuyết về sau (kế thừa và phát triển) mỗi học thuyết lại đi sâu vào nghiên cứu về một khía cạnh của hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow. Do vậy, trong phạm vi bài luận văn tác giả sử dụng những tư tưởng học thuyết của Maslow cho tạo động lực cho CBCNV tại Công ty TNHH Ishigaki Việt Nam