Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn ishigaki việt nam (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Các nhân tố bên ngoài

Pháp luật của Nhà nước, chính sách của Chính phủ: Pháp luật của Nhà nước, chính sách của Chính phủ về lao động là khung tối thiểu quy định các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động thì phải tuân thủ theo, nếu ở dưới ngưỡng quy định thì sẽ bị Nhà nước điều chỉnh, do vậy, một số chính sách của Chính phủ như chính sách đối với lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc chuyển giao doanh nghiệp cho người lao động, chính sách trả lương cao đối với lao động có trình độ cao hoặc sử dụng người tàn tật, nhóm người yếu thế, một số quy định về trả lương làm thêm giờ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chếđộ bảo hiểm, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, … ảnh hưởng chủ yếu đến động lực lao động của người lao động tại tổ chức.

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và địa phương: Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, mức sống ở địa phương,… các yếu tốổn định chính trị - xã hội đều tác động đến động lực lao động của người lao động. Như chúng ta thấy trong thời gian qua khi nền kinh tế suy thoái, việc đình công của người lao động diễn ra rất ít bởi lẽ lúc này cơ hội tìm kiếm việc làm thấp, người lao động phải cố gắng làm việc tại đơn vị để giữđược việc làm, còn tổ chức để người lao động tin tưởng, an tâm gắn bó hơn thì phải đưa ra chính sách bảo đảm thu nhập cho người lao động cũng như bảo đảm sựổn định của công việc.

Đặc điểm, cơ cấu thị trường lao động: Nó có ảnh hưởng gián tiếp đến tạo động lực lao dộng cho người lao động trong đơn vị bởi lẽ nếu lao động ở trình độ thấp (lao động giản đơn), họ sẽ cảm thấy không “an toàn” do việc tìm kiếm lao động thay thế là khá dễ dàng trên thị trường, lúc này biện pháp “phòng vệ” của họ là làm việc chăm chỉ hơn (động lực lao động cao hơn) để giữ được việc làm. Tương tự với lao động trình độ cao, khan hiếm trên thị trường, luôn có nhiều đơn vị tìm cách lôi kéo họ về làm việc với mức

thu nhập cao hơn, lúc này doanh nghiệp phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động cho phù hợp để giữ chân họ.

1.6. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về tạo động lực lao động và bài học rút ra cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Ishigaki Việt Nam

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn ishigaki việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)