Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí.pdf (Trang 54)

4. Phương pháp nghiên cứ u

2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty PVD. Tuy nhiên có thể gom lại thành hai nhân tố chính đó là: nhân tố bên ngoài và nhân tố

bên trong. Hai nhân tố này được phân tích như sau:

2.3.1.1. Nhân tố vềđối thủ cạnh tranh.

Vị thế chủ lực trong ngành khoan và ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước và khu vực. PV DRILLING đã tạo dựng được thương hiệu là nhà cung cấp hàng

đầu về dịch vụ khoan kỹ thuật cao tại Việt Nam (chiếm tới 50% thị phần) và khu vực Đông Nam Á, đồng thời đứng thứ 4 và mục tiêu vươn lên hàng thứ 3 tại Châu Á về thị trường giàn khoan.

Bảng 2.14. Đối thủ cạnh tranh của PVD Dịch vụ Thị Phần Đối thủ cạnh tranh chính DV khoan 50% DV kỹ thuật giếng khoan 50%

Transocean, Diamand Offshore, Atwood, Oceanic, Ensco, Seadrill, Schlumberger,

Halliburton, Weatherford, Geoservices, ILO, ITS, Frank Casting. DV bơm trám xi măng và kích thích vỉa 80% Shlumberger, Halliburton. DV ứng cứu sự cố tràn dầu 90% DV cơ khí sửa chữa 70%

Đại Minh, Hà Đạt, 128 Hải Quân, ICO Asia Pacific, South Sea Inspecttion, Vina Offshore, Vietubes,Tuboscop.

DV cung ứng lao động khoan

90% Bayong Services, Accent Logistic, Alpha, Services

Năm 2010, ngoài 3 giàn khoan đang sở hữu và điều hành, Công ty còn thuê thêm 3 giàn khoan từ nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của PV DRILLING. Đặc biệt, Công ty cung cấp dịch vụ mới đối với giàn Offshore Resolute theo hợp đồng trọn gói giếng khoan (bundled services) cho nhà thầu Hoàn Vũ JOC. Điều này không những giúp gia tăng doanh thu những dịch vụ

khác liên quan đến khoan của công ty mà còn gia tăng rất nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm các hợp đồng đấu thầu (working paper time). Lãnh đạo công ty cũng rất mạnh tay đầu tư đóng mới thêm giàn khoan TAD và kế hoạch đóng mới giàn MPJU, cùng với các trang thiết bị phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao khác, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thương hiệu PV DRILLING.

Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá và công nghệ làm cho việc cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu có xu hướng giảm, điều này làm cho lợi nhuận giảm đi,

đây là áp lực lớn đòi hỏi công ty phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.

2.3.1.2. Nhân tố về yếu tố kinh tế.

Lạm phát gia tăng, biến động tỷ giá, lãi suất ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của ngành và Công ty. Kéo theo đó là ảnh hưởng tất yếu đến giá cổ phiếu của công ty.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải đối diện với biến động tỷ

giáVND/USD. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng nhà nước thu hút một lượng lớn VND về để kiềm chế lạm phát đã dẫn tới việc giá USD tăng mạnh trong thời gian qua. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu được lợi lớn từ việc tăng giá này, ngược lại doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu (nguyên vật liệu, máy móc…) sẽ chịu rủi ro cao. Ngoài ra, việc rút bớt tiền trong lưu thông của Ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, do đó đểđảm bảo rủi ro mất khả năng thanh toán, các ngân hàng đã phải

tăng lãi suất huy động đầu vào, dẫn tới chi phí lãi vay đầu ra tăng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ

tăng ổn định, mặc dù gặp không ít khó khăn trong những năm qua do những nguyên nhân xuất phát từ lạm phát, nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế

giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chính vì vậy xét trên tổng thể kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của ngành vẫn rất khả quan.

Để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan, PV DRILLING hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ (khoảng gần 500 triệu USD). Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này là việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật Việt nam. Theo chuẩn mực VAS10, PV DRILLING phải đánh giá chênh lệch tỷ giá cho số dư nợ ngoại tệ dài hạn của Tổng Công ty. Việc ghi nhận này đã làm tăng chi phí tài chính (chi phí tài chính chưa thực hiện) khoảng 139 tỷ đồng trên Báo cáo Kết quả Kinh doanh năm 2009. Năm 2010, Công ty cũng trích lập dự phòng lỗ tỷ giá khoảng 243 tỷ đồng, khiến cho khoản lợi nhuận sau thuế bị

thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, có đến 90% doanh thu của PV DRILLING là bằng ngoại tệ, được sử dụng để thanh toán các khoản chi bằng ngoại tệ, và việc đánh giá lại giá trị tài sản các giàn cũng bằng ngoại tệ, nên Công ty sẽ

giảm được nhiều khoản lỗ tỷ giá thật về dài hạn. Việc ghi nhận khoản lỗ trên sổ

sách kế toán là khoản dự phòng, sẽ được giảm dần khi PV DRILLING trả dần nợ

vay qua các năm. Nhận định việc dành ra một khoản tiền lớn dự phòng không những giúp Công ty có thêm dòng tiền để hoạt động, mà còn tạm thời tránh được khoản thuế suất đánh vào số tiền này. Khi dư nợ vay giảm dần, các khoản dự phòng này có thểđược hoàn nhập trở lại, sẽ giúp lợi nhuận tăng cao trong tương lai.

Việt Nam phải đối đầu với rất nhiều vấn đề vĩ mô gồm lạm phát tăng cao, sự

biến động của tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán

nhưng sự mất cân đối này vẫn có thểảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động của PVD xét về khả năng tạo ra lợi nhuận và huy động vốn, nhất là khi công ty đang cần các nguốn vốn để tài trợ cho các dự án đầy tham vọng đang tiến triển.

Do 85% doanh thu của công ty là USD nên việc đồng USD mất giá so với đồng Việt Nam có thể sẽảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên, do 60% chi phí đầu tư của PVD cũng bằng USD nên những ảnh hưởng bất lợi do sự

biến động tỷ giá cũng phần nào được trung hòa. Vì vậy, rủi ro tiền tệ hiện không phải là một mối quan tâm lớn nhưng điều đó không có nghĩa là PVD hoàn toàn không chịu sựảnh hưởng từ rủi ro này.

Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007-2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009-2013). Các công ty liên doanh của PVD cũng

được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy từng công ty.

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho PVD là 10%, 5%, 0% tương ứng với doanh thu của từng loại dịch vụ. Ngoài ra, do công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nên được miễn thuế

nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2010-2013 PVD được hưởng lợi rất lớn từ chính sách thuế, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 12.5%, với mức thuế này lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty tăng thêm hơn cả trăm tỷđồng.

2.3.1.3. Nhân tố về pháp luật.

Với tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, cơ

cấu chính sách ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế tốt hơn.

Là một trong những công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) và là công ty duy nhất của PVN hoạt động trong lĩnh vực khoan dầu khí. Hiện tại PVN nắm giữ 50,38% vốn điều lệ của PVD, mọi hoạt động của PVD chịu sự chi phối khá nhiều từ PVN. Hiện nay PVD giữ độc quyền trong lãnh vực khoan dầu khí, tuy nhiên việc phụ thuộc PVN cũng làm giảm đi sự năng động của PVD

như: trong việc thay đổi các quyết định đầu tư mới, thay đổi giá dịch vụ, thay đổi cơ

cấu bộ máy quản lý…Điều này làm cho việc đầu tư và thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý chậm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh, sử dụng tài sản cốđịnh chưa hiệu quả.

2.3.1.4. Nhân tố về khoa học công nghệ.

Theo ODS petrodata, số giàn khoan biển các loại trên thế giới tham gia vào thị

trường khoan trong năm 2010 trung bình đạt 634…Tuy nhiên hiện tại PVD chỉ có 3 giàn khoan tự nâng khu vực nước nông.

PVD cung cấp các dịch vụ khoan thăm dò, khai thác sửa chữa giếng khoan cho các chiến dịch khoan ngoài khơi và trên đất liền cho các công ty dầu khí. Tổng công ty đã tiến hành đầu tư 03 giàn khoan biển PVDI, II, III 1 giàn khoan đất liền PVD11.

Ngoài ra PVD đầu tư mới giàn khoan tiếp trợ nữa nổi nửa chìm (Tender Assist Drilling Rig – TAD). Vốn đầu tư khoảng 230.5 triệu USD do PVD và Vietsovpetro cùng liên doanh với tỷ lệ 51 : 49; khấu hao trong 15 năm. Thời gian dự kiến hoạt

động cuối 2011. Sau khi hoàn thành sẽ cho Biển Đông BOC thuê với giá khoảng 205,000 USD/ngày trong thời hạn 5 năm.

Bên cạnh phát triển các giàn khoan ngày càng hiện đại hơn, các dịch vụ thuộc lĩnh vực khoan dầu khí cũng được phát triển liên tục để ngày càng khai khác nhiều dầu khí hơn.

Tuy nhiên, giàn khoan PVD 11 hoạt động không hiệu quả, do công nghệ không tiên tiến. Các giàn khoan khác của PVD có mức đầu tư lớn, khấu hao thời gian dài, Công ty chưa nghiên cứu và chế tạo các giàn khoan, nên chi phí đầu tư còn lớn. Chính những điều này làm ảnh hưởng đến chi phí như: chi phí thuê giàn khoan cao, chi phí thuê chuyên viên nước ngoài bảo trì máy móc…việc tăng chi phí đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận.

2.3.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội.

Hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực dầu khí trong nước đang hợp tác với PVD, nhưng ngày càng có nhiều Công ty khác trong lĩnh vực dầu khí thâm nhập vào thị trường của Việt Nam, việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của họ

để hợp tác với họ là một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

khoan nói chung và PVD nói riêng. Trong tương lai hoạt động khoan có thể mở

rộng ra nước ngoài như khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Châu Mỹ…Việc này đòi hỏi các công ty thuộc lĩnh vực khoan trong nước phải nắm rõ về văn hoá của những khu vực này để việc kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của PVD còn mang nặng tính nhà nước nên chưa hoàn toàn hoà nhập với văn hoá của các doanh nghiệp các nước, điều này vẫn còn cản trở sự hợp tác nhanh chóng và hiệu quả. Việc cung cấp dịch vụ khoan càng cao làm cho doanh thu cao và ngược lại.

2.3.1.6. Nhân tố về tự nhiên.

Trữ lượng dầu khí Việt Nam còn rất dồi dào. Theo dữ liệu thống kê của BP Statistical Review, trữ lượng dầu đã được chứng minh của Việt Nam đến năm 2007 vào khoảng 3,1-3,3 tỷ thùng, năm 2008 tăng lên 4,7 tỷ thùng và các hoạt động thăm dò ở Việt Nam vẫn tiếp tục có các khám phá mới. Tiềm năng khí gas của Việt Nam còn dồi dào hơn nữa với trữ lượng đã được chứng minh vào khoảng 560 tỷ

m3. Trong năm 2007,Việt Nam đã khai thác được 6,86 tỷ m3 khí và sản lượng này theo số liệu của OPEC đạt 17 tỷ m3 vào năm 2010. Ngoài ra, Việt Nam chỉ mới thăm dò trên khoảng 25% thềm lục địa và chủ yếu tập trung ở các vùng nước nông (<100 m), vẫn còn từ 70-75% diện tích ở các vùng nước sâu hơn chưa được thăm dò. Do đó khả năng phát hiện ra thêm nhiều mỏ dầu, khí vẫn còn rất lớn trong tương lai.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ khoan dầu khí gia tăng.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự mở rộng nhanh chóng của các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam trong thời gian qua. Hoạt động này được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong những năm tới.

Tuy nhiên thời tiết Việt Nam thất thường, bão nhiều trên biển cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của ngành khoan dầu khí. Cần có giải pháp tránh bão để chi phí sửa chữa hư hại không tăng cao, kinh doanh hiệu quả nhất.

2.3.2. Các nhân tố bên trong.

2.3.2.1. Nhân tố về sản phẩm dịch vụ của PVD:

Bảng 2.15. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ trong tổng doanh thu năm 2008-2010

Chỉ tiêu doanh thu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm năm 2010 so với năm 2009

Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Phần trăm Tỷ trọng Dịch vụ (DV) khoan 1.504 40% 1.400 34% 3.886 51% 2.486 178% 61% DV kỹ thuật giếng khoan 1.221 33% 1.600 39% 2.065 27% 465 29% 11% DV ứng cứu sự cố tràn dầu 38 1% 54 1% 70 1% 16 30% 0% DV cơ khí sửa chữa 126 3% 184 4% 305 4% 121 66% 3% DV cung ứng lao động 207 6% 253 6% 405 5% 152 60% 4% DV cung ứng vật tư thiết bị 602 16% 566 14% 767 10% 201 36% 5% DV khác 30 1% 40 1% 74 1% 34 85% 1%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của PVD năm 2008-2010”[11].

Bảng 2.16. Tỷ trọng lợi nhuận các dịch vụ trong tổng lợi nhuận năm 2008-2010

Chỉ tiêu lợi nhuận Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm năm 2010 so với năm 2009 Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Tỷ Trọng Tỷ VNĐ Phần trăm Tỷ trọng DV khoan 712 78% 505 55% 623 61% 27 5% 3% DV kỹ thuật giếng khoan 84 9% 156 17% 290 28% 124 79% 13% DV ứng cứu sự cố tràn dầu 20 2% 33 4% 23 3% -10 -30% -1% DV cơ khí sửa chữa 22 2% 50 5% 35 3% -27 -54% -3% DV cung ứng lao động 57 6% 87 9% 127 12% 40 46% 4% DV cung ứng vật tư thiết bị 10 1% 19 2% 23 1% 4 21% 0% DV khác 16 2% 76 8% 10 1% -66 -87% -7%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của PVD năm 2008-2010”[11]. Nếu phân tích cụ thể theo từng dịch vụ (giai đoạn 2008-2010), chúng ta có thể nhận thấy như sau:

* Dịch vụ khoan.

Doanh thu trung bình : Chiếm 42% trong tổng doanh thu

Lợi nhuận trung bình trước thuế: Đóng góp 65% trong tổng lợi nhuận

Dịch vụ khoan mặc dù năm 2009 đạt được 1.400 tỷđồng về doanh thu, nhưng so với năm 2008 mức doanh thu này thấp hơn 104 tỷđồng tương đương 7% và giảm tỷ

trọng đóng góp trong cơ cấu doanh thu từ 40% xuống 34%. Giá cho thuê chỉ

Hoàn Vũ JOC và Vietgazprom vẫn còn kéo dài đến giữa Quý 3/2009. Năm 2010, thời tiết làm ảnh hưởng đến hoạt động khoan Công ty phải thuê thêm 3 giàn khoan ngoài 3 giàn khoan sở hữu làm cho doanh thu đóng góp vào tổng doanh thu của dịch vụ tăng 17% so với năm 2009. Cần có giải pháp tăng dịch vụ này vì dịch vụ

này đóng góp cho doanh thu lớn.

* Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan.

Doanh thu trung bình: Chiếm 33% trong tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế: Đóng góp 18% trong tổng lợi nhuận

Dịch vụ kỹ thuật giếng khoan điển hình như Well testing, Wireline logging, Mud logging, Tool rental và DD/MWD-LWD tăng trưởng mạnh trong năm 2009.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí.pdf (Trang 54)