Hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng tại Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí.pdf (Trang 91)

4. Phương pháp nghiên cứ u

3.3.4.3. Hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng tại Công ty

Hoàn thiện hệ thống trả lương, trả thưởng và các chế độ chính sách khác nhằm kích thích động viên cán bộ nhân viên nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

* Hoàn thiện quy chế trả lương: Công ty tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế trả lương theo năng suất và hiệu quả công việc một cách rõ ràng và công khai.

Trả lương của Công ty phải dựa vào cơ sở hiệu quả công việc. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm căn cứ vào mục tiêu chất lượng đề ra theo hệ thống quản

lý chất lượng ISO 9001-2000, mỗi cán bộ nhân viên phải xây dựng được chương trình, kế hoạch công tác của mình, căn cứ theo kết quả công việc hàng tuần người phụ trách phòng, xưởng, giàn khoan, sẽ chấm điểm cho cán bộ, nhân viên của mình, Ban giám đốc sẽ chấm điểm và sẽ lưu vào một chương trình định sẵn. Cuối tháng, Phòng Nhân sự sẽ tổng hợp lại và thanh toán lương trên cơ sở ngày công, hệ số

lương công việc, hệ số hiệu quả, hệ số nguy hiểm, và mức lương tối thiểu mà Công ty quy định theo từng giai đoạn.

Trả lương với bộ phận trực tiếp sẽ theo hình thức trả lương theo kết quả, Công ty phải xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại kết quả cụ thể, chếđộ lương thời gian chờ việc khác phục vụ việc kinh doanh của đơn vị, chế độ lương nếu đạt bao nhiêu phần trăm kết quả công việc đặt ra từ trước.

Do tính chất phức tạp nên khi xây dựng các qui định trả lương cụ thể cho từng bộ phận, Công ty phải thảo luận và tham khảo ý kiến với cán bộ công nhân viên để

có sự thống nhất cao khi thực hiện. Đồng thời phải có thời gian áp dụng thửđểđiều chỉnh những điểm chưa phù hợp với thực tế.

* Hoàn thiện qui chế thưởng:

Cần có quy chế thưởng rõ ràng, công khai hoá quy chế, thực hiện một cách nghiêm túc, công bằng bình đẳng, tôn trọng sức lao động của mỗi thành viên.

Đẩy mạnh công tác đánh giá nhân viên hướng vào hiệu quả kinh doanh gắn liền với mục tiêu chung của Công ty, kết quả đánh giá làm cơ sở cho việc điều chỉnh hệ

thống lương, thưởng, phúc lợi,…làm cơ sở chính xác, công bằng trong đề bạt, thuyên chuyển nhân viên, cũng như làm căn cứ cho việc hoạch định, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Công nhận và khen thưởng nhân v iên công khai, đúng lúc, nhằm tạo động lực khuyến khích, khích lệ, thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn.

Hoàn thiện mối quan hệ giữa nhân viên và công đoàn: cần giải quyết nhanh và chính xác các yêu cầu của nhân viên, đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong Công ty, tổ

chức tốt các chính sách phúc lợi cho nhân viên.

+ Đối với các bộ phận gián tiếp: là kết quả phân loại A, B, C, D dựa trên số điểm hàng tháng của các trưởng bộ phận, đơn vị đánh giá cho điểm đã được tập hợp lưu trữ vào chương trình máy vi tính.

+ Đối với bộ phận trực tiếp: từ bảng báo cáo của công nhân, nhân viên kỹ

thuật đưa vào chương trình máy vi tính, máy sẽ cho điểm và phân loại A, B, C, D cho từng ca của từng người, sau đó tổng hợp lại từng tháng để xếp loại A, B, C, D. Dựa vào xếp loại A, B, C, D của các cán bộ công nhân viên, bộ phận thi

đua thuộc Phòng Nhân sự căn cứ vào nguồn khen thưởng. Công ty có thể chi thưởng hàng quý, 6 tháng, năm.

3.3.5. Cần thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro.

Quản trị rủi ro đã được áp dụng trong doanh nghiệp nhưng chưa hoàn thiện. Trong môi trường cạnh tranh và nhiều biến động thì việc thực hiện một chương trình quản trị rủi ro là một công tác hết sức quan trọng. Để thực hiện được việc này Công ty cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

3.3.5.1. Giải pháp về nhân sự nhằm hạn chế rủi ro.

Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn về ISO, quản trị rủi ro cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, tăng cường kiến thức tài liệu về quản trị rủi ro và bất định, nhằm nâng cao vai trò việc quản trị rủi ro trong Công ty.

Khuyến khích các phòng, ban và từng nhân viên, đưa ra các rủi ro mà mình gặp trong công việc và hướng giải quyết từ đó lưu vào cơ sở dữ liệu, tiến hành phân tích, lên một bảng tổng hợp các rủi ro cơ bản nhất mà Công ty đang gặp phải, từđó đo lường tần suất và mức độ rùi ro, trên cơ sởđó lọc ra các rủi ro cơ

bản nhất ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp để có thể né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, quản trị,…

Thành lập tổ dự báo rủi ro và tổ này có liên hệ mật thiết với phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch đầu tư, tổ này đưa ra các giải pháp về các vấn đề trong kinh doanh để giúp cho các quyết định của cấp lãnh đạo được chính xác hơn.

Bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ phải trung thực để phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của Công ty, tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ công nhân viên qua việc thực hiện nghiêm túc chếđộ công khai hoá báo cáo tài chính.

3.3.5.2. Giải pháp về tài chính nhằm hạn chế rủi ro.

Phát triển một số ngành nghề như: khoan đại chất, tự đóng giàn khoan, mở lớp

đào tạo khoan tại khu vực trung đông,…Nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, nhằm san sẻ các rủi ro trong kinh doanh.

Hoạch định rủi ro kinh doanh và tài chính tổng hợp qua việc phần tích đầu tư lựa chọn cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốn phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra như:

Đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả cao là khoan biển và loại bỏ những lĩnh vực kém hiệu quả như khoan đất liền.

Phải sử dụng những tài khoản dự phòng để thiết lập ngân quỹ tự tài trợ cho rủi ro về nợ khó đòi, biến động giá tồn kho, biến động trong đầu tư tài chính.

3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý.

3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.

Với sản lượng dầu khí của Việt Nam như hiện nay, chính phủ cần đảm bảo các mục tiêu sau:

+ Đảm bảo khai thác tài nguyên dầu khí với tốc độ như hiện nay, tránh tình trạng cấp phép khai thác tràn lan.

+ Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống lọc dầu Dung Quất để hiệu quả của các Công ty khai thác dầu khí tăng lên và chính là tiền đề cho ngành dịch vụ khoan phát triển.

+ Tiến hành đấu thầu một cách minh bạch các dự án khai thác dầu khí tại Việt Nam.

+ Viện nghiên cứu dầu khí cần xây dựng một hệ thống thu thập, phân tích, tổng hợp toàn diện các thông tin về ngành dầu khí, từđó đưa ra các dự báo có độ chính xác cao.

+ Tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện luật dầu khí và các văn bản dầu khí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ khoan. Giảm các thủ tục hành chính khi doanh nghiệp xin phép khoan dầu khí. Cải tiến hơn các quy trình, thủ tục thông quan đối với các thiết bị ngành khoan dầu khí. Giảm tối đa mức thuế suất đánh vào các thiết bị khoan xuất sang khai thác ở các nước. Các Công ty kinh doanh khoan và dịch vụ khoan trong nước được ưu đãi về thuế suất và chính sách phát triển.

3.4.2. Kiến nghị với Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN).

Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) nắm trên 50% vốn của PVD vì vậy việc kinh doanh của PVD chịu chi phối rất lớn từ PVN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVD hơn nữa thì PVN cần xem xét giải quyết tốt các vần đề sau đây:

+ Hỗ trợ vốn với lãi suất thấp để PVD có thể mở rộng tình hình kinh doanh của mình khi có cơ hội tốt.

+ Cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh chóng cho PVD về khách hàng tiềm năng là tiền đềđể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho PVD.

+ Sử lý nghiêm minh các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh và giữ sự công bằng trong ngành khoan.

+ Cung cấp thường xuyên các thông tin, thành tựu về kỹ thuật công nghệ về lãnh vực khoan nhằm tạo điều kiện cho PVD có thông tin để thay đổi thiết bị của mình nhằm nâng cao năng suất lao động tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tóm tắt chương 3: Xuất phát từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty PVD hiện nay, dựa vào định hướng và mục tiêu của Công ty cũng như dự

báo thị trường khách hàng, Tác giảđã đưa ra các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVD, các giải pháp như: tăng cường hoạt động đầu tư giàn khoan mới, đẩy mạnh hoạt động marketing nội địa và nước ngoài, hoàn thiện công tác quản trị tài chính, bộ máy quản lý, công tác quản trị nguồn nhân lực, công tác

đào tạo, hoàn thiện chếđộ lương thưởng, phân tích rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro.

KT LUN

Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả

kinhd doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí là một yêu cầu cấp thiết luôn theo sát mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Qua đề tài Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công Ty Cổ phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí tác giả đã thực hiện và giải quyết một số nội dung chính sau:

- Khái quát lại các quan điểm, khái niệm, một số quan niệm và các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trên cơ sở lý thuyết, tác giả phân tích thực trạng của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí, đưa ra một số quan điểm về hoạt động của Công ty.

- Từ thực trạng đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí đến năm 2015. - Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và Tập đoàn dầu khí Quốc

Gia Việt Nam để Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí hoạt động hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai.

Cũng như bất kỳ một luận văn hay dự án nghiên cứu nào đều có những mặt hạn chế, đối với luận văn này có một số hạn chế như sau:

- Đề tài không phân tích sâu vào các Công ty con của Công ty PVD, đề tài chỉ

phân tích sâu vào Công ty PVD. Vì vậy các đánh giá và giải pháp chưa toàn diện và chi tiết.

- Đề tài chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty PVD. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh tại Công ty PVD.

2. Nguyễn Văn Dũng (2010), Luận văn thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Long An, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.

3. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hội (2007), Bài giảngQuản trị nguồn nhân lực.

4. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo Dục.

5. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, ThS. Trần Đình Hòa, ThS. Trần Thị Ý Nhi (2008), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê. 6. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương (1996), Quản trị sản xuất và dịch vụ, Nhà

Xuất Bản Thống Kê.

7. ThS. Phạm Thành Long, TS. Nguyễn Ngọc Quang, ThS.Trần Văn Thuận (2009), Phân tích hoạt động kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục.

8. Lê Minh Trượng (2009), Luận văn thạc sĩ:Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực Sông Hậu, Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.

9. Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí, Báo cáo tài chính năm 2006, năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010.

10.Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí, Kế hoạch kinh doanh năm 2006, năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010.

11.Tổng Công Ty Cổ Phần Khoan Và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí, Tài liệu Báo cáo thường niên năm 2006, năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010. 12.Trang web: www.pvdrilling.com.vn, www.pvn.vn.

13.Báo cáo năm của các công ty dầu khí: Ensco, Seadrill, Trancean 14.Một số bài phân tích về PVD của các công ty:

+ Công ty Âu viêt + Công ty Bảo Việt + Công ty Artex + Công ty bảo Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí.pdf (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)