Xác định độ bền uốn của màng sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia tăng khả năng bảo vệ của lớp sơn phủ bằng khoáng sericit (Trang 43 - 44)

Độ bền uốn của màng sơn được xác định theo TCVN 2099-1993. Dụng cụ: Có thể dùng 2 dụng cụ

 Dụng cụ I: Bao gồm một bản lề có các trục hình trụ, đường kính các trục từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 16, 20, 25 và 32 mm. Hai mặt phẳng của dụng cụ phải được quay tự do trên trục quay của dụng cụ và phải dừng ngay khi mặt tấm thử đã được uốn cong đến vị trí song song.

 Dụng cụ II: Gồm 5 bản kim loại có bề mặt 30x40 mm và chiều dày khác nhau 1 -2- 3- 4- 5 mm. ở một phía cạnh dọc của mỗi bản có nửa hình trụ, bán kính phần hình trụ bằng nửa chiều dầy của mỗi bản tương ứng. Mỗi bản này có thể gá lắp vào rãnh của một khung kẹp bằng kim loại.

Cách đo:

 Dụng cụ I: Tiến hành ở nhiệt độ phòng 25 ± 2 0C. Mở rộng dụng cụ, lồng trục vào, lắp các tấm mẫu sao cho khi uốn cong bề mặt phủ sơn phải nằm ngoài. Đóng dụng cụ lại sao cho không bị giật kéo bất thình lình trong khoảng thời gian từ 1-2 s để tâm mẫu bị uốn vòng qua trục

Khóa luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thúy Nga 1800.

 Dụng cụ II: Tiến hành ở nhiệt độ phòng 25 ± 20C. Đặt tấm mẫu lên bản kim loại, bề mặt sơn quay ra phía ốc xiết, cạnh tròn của bản kim loại quay lên trên. ép mặt sơn cần thử vào bản kim loại và lá thép của khung. Vặn ốc để xiết chặt lấy tấm mẫu với bản kim loại vào nép chắn. Dùng tay uốn mẫu sơn cần thử lượn vòng theo bản kim loại và uốn một cách đều đặn trong 1-2 s.

 Độ bền uốn của màng được biểu diễn bằng đường kính của trục nhỏ nhất hoặc chiều dầy nhỏ nhất của bản kim loại, mà trên đó màng sơn chưa bị biến dạng, đơn vị đo là mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia tăng khả năng bảo vệ của lớp sơn phủ bằng khoáng sericit (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)