Epoxy là loại chất tạo màng có khả năng bám dính cao, bền với các hóa chất xâm thực. Tuy nhiên màng epoxy không mềm dẻo và có độ chống thấm nước không cao, kém bền với bức xạ mặt trời nên thường được biến tính và phối trộn với các phụ gia khác.
Biến tính nhựa epoxy nhằm đạt được các tính chất cơ lý tốt thường được tiến hành bằng cách:
Biến tính nhựa epoxy nhờ các chất đóng rắn có khả năng chịu nhiệt cao, khả năng đóng rắn tốt. Về thực chất cũng là phản ứng biến tính cấu trúc của nhựa, song nó tiến hành đồng thời với các phản ứng tác động lên nhóm epoxy.
Biến tính nhựa bằng cách đưa vào hệ chất độn thích hợp.
Biến tính nhựa bằng cách đưa vào một số nhựa khác mà điển hình là nhựa phenol-fomandehyt dạng novolac.
Biến tính nhựa epoxy với các axit béo của dầu thảo mộc. Các loại phenol C C OR OH O O C C OR O O O CH 2 ~ OH CH + O CH~ CH 2
Khóa luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thúy Nga tự nhiên (laccol, thisiol, cacdanol...), các loại nhựa đơn chức có gốc dài. Đây là phản ứng làm biến tính cấu trúc nhựa. Nhờ phương pháp biến tính này cho phép nhận được các oligome nhiệt rắn, hoá dẻo nội.
Biến tính epoxy với nhựa than đá để tạo thành sơn epoxy-pek đã được quan tâm từ rất lâu và hiện nay đang được ứng dụng có hiệu quả trong các môi trường xâm thực và có độ ẩm cao [28-30]. V. G. Xigorin đã nghiên cứu biến tính nhựa epoxy ED-6 với nhựa than đá và cho rằng, với hàm lượng 30- 50% nhựa than đá màng sơn có các tính năng cơ lý tốt, độ bền nước cao [28]. Công trình này cũng đã khảo sát khả năng sử dụng bột talk làm chất độn để giảm giá thành sản phẩm, hàm lượng bột talk có thể lên tới 25% mà tính bảo vệ của sơn vẫn đảm bảo.
Hệ sơn epoxy-pek đã được triển khai sử dụng để làm sơn lót cho các phần của kết cấu làm việc dưới nước, bảo vệ các công trình luôn tiếp xúc với độ ẩm cao. Với mục đích tăng cường khả năng bảo vệ của loại sơn này và để giảm giá thành sản phẩm, đề tài sử dụng khoáng sericit như là thành phần độn gia cường cho sơn nhờ các đặc tính của nó như cấu trúc vẩy, có khả năng che chắn tốt, chống bức xạ mặt trời cao, giá thành hợp lý.
Khóa luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thúy Nga
Chương 2 : Thực nghiệm