Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 43 - 47)

- ý thức công dân; ý thức nghề nghiệp;

1.2.2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Nếu các biện pháp tư pháp chung, có mục đích (tính chất) là hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt, thì các biện pháp tư pháp riêng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội lại chỉ có mục đích thay thế cho hình phạt với ý nghĩa giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội và phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

Bên cạnh đó, cùng với hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp còn giúp Nhà nước việc xử lý tội phạm được triệt để và toàn diện hơn, phát huy hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Sở dĩ trong Bộ luật hình sự có quy định các biện pháp tư pháp (chung và riêng) còn góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và đúng đắn chính sách hình sự của Nhà nước ta. Chính sách hình sự, đúng như GS.TSKH. Đào Trí úc đã viết: "Là một bộ phận của chính sách pháp luật,

bởi vì đó là những định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm" [72, tr. 182]. Ngoài ra, điều này còn phản ánh việc áp dụng hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do luật hình sự quy định không phải là phương tiện duy nhất trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Bởi lẽ, đúng như TS. Trịnh Tiến Việt đã viết:

Trong cuộc đấu tranh này, đòi hỏi Nhà nước, xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải áp dụng đồng bộ, có hệ thống và toàn diện các biện pháp khác nhau với mức độ cưỡng chế phù hợp thì mới có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phạm tội nói chung, tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng ra khỏi cuộc sống xã hội [78, tr. 45].

Như vậy, với nội dung bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội, cũng như mục đích, khả năng thực tế khi áp dụng các biện pháp tư pháp, từ nội dung, tính chất, vai trò của mỗi biện pháp tư pháp, theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, đối với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là các biện pháp tư pháp riêng, chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự, bao gồm hai biện pháp - giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Các biện pháp tư pháp này được Tòa án áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp khi xét xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Trong khi đó, đối với người đã thành niên phạm tội thì không áp dụng hai biện pháp tư pháp này.

Thứ hai, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng chung đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là các biện pháp tư pháp chung, không những áp dụng đối với người đã thành niên, mà còn áp dụng đối với cả người chưa thành niên phạm tội, quy định trong Bộ luật hình sự, bao gồm bốn biện pháp - tịch thu, sung quỹ Nhà nước đối với vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41), trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi (Điều 42) và bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 Bộ luật hình sự). Căn cứ vào từng vụ án cụ thể, nếu thấy cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sẽ áp dụng một trong các biện pháp tư pháp đó đối với người chưa thành niên phạm tội.

Tóm lại, xuất phát từ các biện pháp tư pháp chung (các điều 41-43), các biện pháp tư pháp riêng (Điều 70) và thực tiễn áp dụng các biện pháp này đối với người chưa thành niên phạm tội, theo chúng tôi khái niệm các biện pháp tư pháp (riêng) áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do Bộ luật hình sự quy định và được Tòa án áp dụng khi xét xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt, căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Như vậy, từ khái niệm này có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các biện pháp tư pháp (riêng) áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Thứ nhất, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do Bộ luật hình sự quy định cụ thể.

Thứ hai, nếu các biện pháp tư pháp chung do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng tương ứng, thì các biện

pháp tư pháp riêng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, - lại giống với hình phạt, chỉ do duy nhất một chủ thể áp dụng - cơ quan có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự - Tòa án, đồng thời áp dụng đối với đối tượng người bị kết án là người chưa thành niên.

Thứ ba, cũng với tính chất là một dạng của trách nhiệm hình sự và là một hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp riêng

này cũng chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.

Thứ tư, mục đích áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội là nhằm thay thế cho hình phạt, khi xét thấy việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên là không cần thiết, mà việc áp dụng biện pháp tư pháp là đủ sức giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm, cũng như căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Thứ năm, danh mục các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội do Bộ luật hình sự quy định và trình tự, thủ tục áp dụng chúng do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Thứ sáu, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có tính độc lập tương đối và có tính cưỡng chế cần thiết, vì ở một chừng mực nào đó còn cao hơn so với việc áp dụng hình phạt bổ sung, vì ngay cả hình phạt bổ sung còn không được áp dụng độc lập, mà phải áp dụng kèm theo hình phạt chính.

Thứ bảy, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội không để lại hậu quả là án tích cho người chưa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)