Tăng cường hướng dẫn bảo đảm thực hiện áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 138 - 140)

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn,

3.2.2.Tăng cường hướng dẫn bảo đảm thực hiện áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả

15. Tội gây rối trật tự công cộng 06 Tổng

3.2.2.Tăng cường hướng dẫn bảo đảm thực hiện áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả

pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả

Bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các hình phạt, để công tác giáo dục, giám sát người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp tư pháp, cũng cần tăng cường hướng dẫn bảo đảm thực hiện áp dụng có hiệu quả các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên.

Ví dụ: Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả, cần có quy định cụ thể về việc ưu tiên áp dụng biện pháp này, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giao giám sát, giáo dục với gia đình và ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn như hàng tháng có họp báo cáo hiệu quả giám sát, giáo dục, kịp thời chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của người chưa thành niên để có biện pháp uốn nắn kịp thời, hiệu quả. Xác định nghĩa vụ của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên trong việc tạo

điều kiện tiếp cận việc đào tạo nghề và tìm việc làm, hướng

dẫn các giải pháp giúp người chưa thành niên có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống bảo đảm người chưa thành niên tránh xa các ảnh hưởng

có hại. Hướng dẫn việc xác định các cơ quan, tổ chức phối hợp với nhu cầu giáo dục người chưa thành niên trong từng trường hợp nhất định; v.v...

Ngoài ra, cần có cơ chế bảo đảm thi hành đối với người bị kết án, tăng cường trách nhiệm của người bị kết án, trong trường hợp không chấp hành nghiêm chỉnh thì áp dụng biện pháp xử lý kịp thời. Có thể mở rộng nghĩa vụ của người thi hành án như nghĩa vụ tham gia các lớp giáo dục, tham gia một số buổi lao động công ích (quy định cụ thể tối thiểu số buổi lao động). Khi tăng cường trách nhiệm của người bị kết án sẽ giúp người bị kết án có ý thức trách nhiệm đối với việc sửa chữa sai lầm của mình, rèn luyện bản thân.

Xuất phát từ hiệu quả của việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn không cao do chưa có quy định cụ thể người trực tiếp giáo dục, giám sát người chưa thành niên phạm tội, nên đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc lựa chọn người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội theo hướng: phải là những người có sự hiểu biết về công tác giáo dục, các đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên, có sự nhiệt tình, cùng giới tính đối với người chưa thành niên. Riêng đối với người chưa thành niên bị kết án đưa vào trường giáo dưỡng, cần có các lớp hướng dẫn kỹ năng sống, các hoạt động tham vấn, tư vấn để các em có thể tài hòa nhập cộng đồng sau khi ra khỏi trường. Giúp các em có bản lĩnh giải quyết các vấn đề khó khăn đã tác động tiêu cực tới các em trong quá khứ và hiện tại, cũng như khắc phục trong tương lai.

Đặc biệt, sự cần thiết tăng cường hơn nữa việc áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt, việc cụ thể hóa bằng văn bản điều này là cần thiết, nhất là những cụm từ chưa rõ ràng trong nội dung Điều 70 về các biện pháp tư pháp. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt chính là một trong những biện pháp xử lý chuyển hướng mang tính nhân đạo và ý nghĩa phòng ngừa, giáo dục đối với người chưa thành niên, một đối tượng cần được Nhà nước và xã hội bảo vệ họ từ

nhiều góc độ, nhiều tư cách. Vì vậy, các biện pháp tư pháp cần được áp dụng nhiều hơn, phổ biến hơn, trong đó có cả địa bàn thành phố Hà Nội cần được áp dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 138 - 140)