Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 47 - 50)

- ý thức công dân; ý thức nghề nghiệp;

1.3.1. Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

chưa thành niên phạm tội và phân biệt chúng với các biện pháp xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật

1.3.1. Phân biệt các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội với người chưa thành niên phạm tội

Như đã đề cập, theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự, thì người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng các hình phạt chính sau đây đối với mỗi tội phạm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Bên cạnh đó, để tăng cường tính cưỡng chế, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt, thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp tư pháp để thay thế cho hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Mặc dù đều là biện pháp cưỡng chế về hình sự, được quy định trong Bộ luật hình sự do Tòa án áp dụng và chỉ áp dụng đối với cá nhân người chưa thành niên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng so với hình phạt, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có một số nét khác biệt. Theo đó, giữa các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có những điểm giống nhau như sau:

Một là, các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do luật hình sự quy định, chỉ xuất hiện khi có cơ sở nhất định là việc phạm tội của cá nhân (thể nhân - con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm);

Hai là, đây là các dạng và là các hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự, do các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng (nếu là hình phạt và biện pháp tư pháp riêng thì chỉ do duy nhất một cơ quan Tòa án) theo một trình tự đặc biệt được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự;

Ba là, về hậu quả pháp lý, các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với người phạm tội (là người chưa thành niên) ở các mức độ khác nhau (tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người chưa thành niên phạm tội cũng như các tình tiết cụ thể khách quan của vụ án, nếu là hình phạt - có án tích, nếu là biện pháp tư pháp - có tính giáo dục, phòng ngừa và răn đe, uốn nắn và không có án tích).

Bốn là, các biện pháp này đều do Bộ luật hình sự quy định và áp dụng đối với chính bản thân người chưa thành niên phạm tội và trình tự, thủ tục thi hành chúng do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Năm là, mục đích áp dụng các biện pháp này - suy cho cùng chính là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, mở ra khả năng để cho người chưa thành niên phạm tội có thể sớm tự cải tạo, giáo dục tại xã hội để trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng [82, tr. 18]. Nói một cách khác, cùng với những quy định khác, các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội "phản ánh chính sách nhân đạo, phản ánh những nỗ lực của các nhà làm luật trong việc phối hợp và bảo đảm sự đồng thuận giữa các lợi ích khác nhau... Điều này không chỉ bao hàm các tiền đề pháp lý mang tính tiên quyết nhằm thực thi các nguyên tắc của trách nhiệm hình sự, mà còn hàm chứa các nguyên tắc pháp chế, nhân đạo, công bằng, bình đẳng, phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự (sự tương xứng giữa tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và mức độ của trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó), qua đó tiết kiệm các chế tài tư pháp và các nguyên tắc hiến định khác khi áp dụng... [90, tr. 30-42].

Tuy vậy, giữa các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng có một số điểm khác cơ bản theo bảng 1.3.

Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Tiêu chí Chế tài áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Các hình phạt Các biện pháp tư pháp

Về mức độ

nghiêm khắc Nghiêm khắc hơn so với biện pháp tư pháp. ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.

Về mục đích áp dụng

Ngoài các mục đích như hình phạt nói chung (trừ mục đích trừng trị), song quan trọng hơn cả vẫn là mục đích giáo dục, phòng ngừa là chính.

Các biện pháp tư pháp được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ (nếu là biện pháp tư pháp chung áp dụng) hoặc thay thế cho hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (nếu là biện pháp tư pháp riêng được áp dụng). Đây còn thể hiện nguyên tắc thứ ba áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự.

Về hậu quả pháp lý

Khi áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hậu quả pháp lý là họ phải chịu mang án tích, mặc dù thời hạn để xóa án tích đối với đối tượng này là 1/2 thời hạn quy định của luật.

Khi áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội là họ không bị coi là có án tích.

Về thẩm quyền và giai đoạn áp dụng

Các hình phạt phải và chỉ do một cơ quan tư pháp hình sự duy nhất có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án và áp dụng trong giai đoạn xét xử.

Các biện pháp tư pháp không chỉ do Tòa án áp dụng trong giai đoạn xét xử mà trong một số trường hợp Viện kiểm sát cũng có thể áp dụng ở giai đoạn trước khi xét xử (trường hợp áp dụng các biện pháp tư pháp chung quy định tại các điều 41-43 Bộ luật hình sự).

Về chuyển hình thức

giáo dục

Trong trường hợp hình phạt tù có thời hạn, khoản 3 Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ: "Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì chuyển sang chế độ giam giữ người đã thành niên".

Đối với biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì hiện nay, vẫn chưa có cách giải quyết do luật chưa quy định cụ thể trường hợp này.

Về trường hợp đặc biệt

Riêng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hoặc người phạm tội trước khi bị kết án hay đang trong thời gian chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình, thì lúc này, biện pháp tư pháp

chung không chỉ có ý nghĩa thay thế cho hình phạt mà còn có ý nghĩa nhân đạo giúp người chưa thành niên trở lại trạng thái bình thường sau này khi khỏi bệnh.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)