Nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 152 - 155)

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn,

15. Tội gây rối trật tự công cộng 06 Tổng

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tộ

người chưa thành niên phạm tội

Đây cũng là vấn đề quan trọng, sau khi Tòa án đã tuyên áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội và họ đã chấp hành xong hoặc khi đã áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng (như: miễn trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp...). Hiện nay, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung, phạm tội nói riêng phải đưa vào trường giáo dưỡng hay trại giam, khi trở về địa phương cần được chính quyền, gia đình, các đoàn thể, tổ chức tiếp nhận với tinh thần trách nhiệm cao, với tình thương và sự quan tâm giúp đỡ cần thiết để các em nhanh chóng hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội;

khuyến khích và tạo điều kiện để các em tiếp tục được học văn hóa hoặc học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa... một cách lành mạnh, bổ ích. Cho nên, Nhà nước cần có quy chế cụ thể về việc phối hợp giữa trại giam, trường giáo dưỡng với chính quyền và các ngành, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm pháp từ các trường, trại trở về địa phương nhằm phòng ngừa sự tái phạm tội... Việc giáo dục đối với người phạm tội trong lứa tuổi này là nhiệm vụ của toàn xã hội, không chỉ riêng cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án.

Như vậy, các biện pháp có thể là phải tuyên truyền, giáo dục rộng rãi, mạnh mẽ đối với nhân dân nói chung và các bậc cha, mẹ trong mỗi gia đình nói riêng. Sau khi người chưa thành niên phạm tội bị xử lý về hình sự, hành chính... quay về với cộng đồng thì cần được sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan để người đó không còn thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, nhanh chóng hòa nhập để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có quy chế phối hợp giữa Trại giam, Trường giáo dưỡng với chính quyền địa phương trong việc hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên phạm tội, sau khi đã được cải tạo, giáo dục.

Vì vậy, muốn làm tốt công tác này, theo chúng tôi cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, các chương trình hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng như sau [88, tr. 85-86]:

- Tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ như tham vấn, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, giới thiệu việc làm, giúp đỡ tìm nơi ở, cho vay vốn...

- Khuyến khích, động viên các thành tố xã hội (tổ dân phố, đoàn thanh niên, đội xung kích...) tham gia vào việc tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên đã trở về địa phương.

- Tăng cường tuyên truyền để mọi người dân trong cộng đồng từ bỏ thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chưa thành niên, động viên nhà

trường tiếp nhận các em có nguyện vọng tiếp tục đi học, động viên các doanh nghiệp tiếp nhận các em vào đào tạo nghề, làm việc...

- Việc tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên trở về cộng đồng cần được tiến hành theo cách thức quản lý ca, trong đó xác định các yếu tố nguy cơ, yếu tố phục hồi trong từng người chưa thành niên để có kế hoạch tái hòa nhập cho phù hợp.

- Thực hiện việc định hướng, giáo dục cho gia đình, cha mẹ có phương pháp đối xử phù hợp với các em.

- Hỗ trợ, động viên đối với bản thân người chưa thành niên để các em xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti, xấu hổ, quyết tâm vươn lên trong học tập, làm việc...

Ngoài ra, để thực hiện tốt giải pháp này cần bảo đảm sự tham gia của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội trong suốt quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên, song song vừa giáo dục, vừa giám sát quá trình tố tụng và quá trình tái hòa nhập của người này với gia đình, cộng đồng và xã hội.

Kết luận

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung dưới đây.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)