Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La (Trang 73 - 77)

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười một triệu bảy trăm bốn mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi bốn đồng chẵn / Số chứng từ gốc kèm theo

334 3.880.000 30/1176 30/11 Các khoản trích theo lương tháng

3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

Trong thời gian thực tập ở Công ty với góc độ là một sinh viên thực tập sau khi đã nắm bắt và tìm hiểu thực tế. Đối chiếu với lý luận được học, nghiên cứu tại trường, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Làm cho kế toán thực sự trở thành công cụ hiệu quả nhất. Em xin đề ra những phương hướng sau:

Thứ nhất: Hiện nay, trên thực tế Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La có

bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ. Chính vì thế dẫn đến một người kiêm quá nhiều việc, ảnh hưởng không ít đến kết quả công việc của các nhân viên kế toán. Như vậy công ty nên tuyển thêm kế toán để giảm bớt công việc cho các nhân viên kế toán đặc biệt là kế toán trưởng. Từ đó nâng cao hiệu quả cho toàn doanh nghiệp.

có khả năng thích nghi với chế độ chính sách kế toán mới. Đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ hiện hành của nhà nước cũng như quyền lợi của họ.

Thứ hai: Về hệ thống sổ sách và luân chuyển chứng từ, Công ty nên tổ

chức kế toán theo hình thức nhật ký chung. Hình thức kế toán này rõ ràng, dễ hiểu, mẫu sổ đơn giản, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán. Hình thức nhật ký chung thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô vừa, khối lượng nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh không nhiều.

Thứ ba: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán Công ty có

một bảng theo dõi cả nguyên vật xuất kho sử dụng tại phân xưởng, cả những nguyên vật liệu xuất kho cho phân xưởng sản xuất nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết. Theo dõi nguyên vật liệu một cách chặt chẽ hơn, tránh để xảy ra tình trạng mất mát, thiếu hụt. Theo dõi sổ theo dõi vật tư xuất dùng tại phân xưởng còn có thể giúp kế toán dễ dàng tính ra vật tư xuất kho cuối kì. Cách hạch toán này giúp cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chính xác hơn. Công ty nên lập bảng Nhập – Xuất - Tồn tại vật tư theo tháng thay vì được lập theo quý như trước đây.

Điều này giúp cho việc hạch toán nguyên vật liệu được kịp thời và chính xác hơn. Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập thay cho phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ hiện nay. Vì phương

Vì vậy, theo em Công ty nên tiến hành hạch toán giá xuất vật tư theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì giá xuất vật tư được tính như sau:

Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

= Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần

nhập

Thứ tư: Về việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng với giá trị

lớn thời gian sử dụng dài, như quần áo, gang tay, mũ bảo hộ lao động cho công nhân. kế toán tiến hành phân bổ dần trong các kỳ tiếp theo nhằm đảm bảo, ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Khi xuất dùng công cụ dụng cụ có giá trị lớn kế toán ghi:

Nợ TK 142 (242) Tổng giá trị

Có TK 153 công cụ dụng cụ xuất dùng

Hàng tháng kế toán căn cứ vào thời gian sử dụng của loại công cụ dụng cụ đó tiến hành phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ trên vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Nợ TK 627 Có TK 142 (242)

Thứ năm: Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty nên tính

dùng là hợp lý. Với chi phí chế biến Công ty nên áp dụng cách tính theo sản lượng ước tính tương đương.

Công thức tính như sau: Tổng giá trị SPĐ = Giá trị NVL chính trong sản xuất dở dang + Giá trị NVL phụ tồn ở phân xưởng + Chi phí chế biến trong SPĐ Giá trị NVL chính trong SPĐ = Số lượng NVL chính nằm trong SPDD x Giá xuất NVL chính nằm trong SPDD Chi phí chế biến trong = Số lít SPDD cuối kì Số lít thành phẩm + Số lít SPDD cuối kỳ

Thứ sáu: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty

nên tập hợp CPSX theo cách có thể thấy được cơ cấu của chi phí NVL chính, NVL phụ và chi phí chế biến trong giá trị SPDD đầu kỳ.

Thứ bảy: Hiện nay, Công ty chưa sử dụng một phần mềm kế toán nào mà

chỉ mới sử dụng các công thức, các lệnh sẵn có trong Excel như Vlookup, Sort, Auto filter, Advanced filter, Consolidate, Pivot Table, Subtotal….để xử lý số liệu và lên các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính. Cách làm này rất mất thời gian và không đồng bộ do đó Công ty nên cài

toán trên máy phải thoả mãn một số điều kiện sau:

- Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.

- Căn cứ kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ, tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào máy.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, người sử dụng khai báo với máy tên đối tượng tính giá thành sản phẩm, phân xưởng và tên báo cáo cần lấy. Máy sẽ tự xử lý và kết xuất ra các thông tin theo yêu cầu quản lý của Công ty.

Theo em, công ty nên sử dụng phần mềm kế toán MISA của công ty Cổ Phần Misa, bởi vì đây là một phần mềm có tính tự động cao, đáp ứng được yêu cầu biến động của Công ty. Do đó, sử dụng phần mềm MISA sẽ giúp doanh nghiệp xử lý nhanh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w