Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La (Trang 43 - 47)

- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng11.năm

2.2.2Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Trong doanh nghiệp NVL – CCDC bao gồm nhiều loại nhóm có tính chất và tác dụng khác nhau. Vì thế để hạch toán chi tiết NVL phù hợp ta phải phân loại và sắp xếp theo từng nội dung, mẫu mã nhóm, nhãn hiệu của chúng nhằm phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. quá trình hạch toán NVL – CCDC của Công ty được chi tiết hóa theo TK để hạch toán, nên trong công tác quản lý dựa trên vai trò và tác dụng của chúng trong sản xuất, NVL – CCDC của Công ty được phân thành các loại sau:

- NVL chính là các loại NVL chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: Đường, malt, dầu short.

- NVL phụ bao gồm: Cao hoa, hoa viên, bột trợ lọc, hương Bia, cồn trắng, khí CO2, nem,…

- Bao bì là những vật liệu không có cấu thành lên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng luân chuyển, làm đẹp và nâng cao hình thức, chất lượng sản phẩm như: màng co bảo hiểm, vỏ bình coca, nắp bình coca, nhãn bia xanh, vỏ bom…

- Nhiên liệu bao gồm: Củi khô, cùi ngô, than tổ ong, dầu hỏa, xăng… cung cấp nhiệt lượng cho sản xuất và các hoạt động khác của Công ty.

- Vật liệu khác là những vật liệu dùng cho sửa chữa nhỏ, thường xuyên được hạch toán vào chi phí SXKD bao gồm: sắt vụn, xi măng, gạch đá, cát, sơn chống gỉ, kìm bắn đinh, vòi rumine… Những vật liệu dùng xây dựng cơ bản được tập hợp lại hình thành TSCĐ.

- Phế liệu thu hồi: Bao dứa, nilong, vỏ chai, bã Bia…

- Công cụ bao gồm: Bom mê kế, thước đo độ đường, bạc biên, cồn kế, van các loại, bia a mi ăng…

Nguyên tắc đánh giá nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp giá thực tế. Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.

• Phương pháp tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho: Giá trị thực tế NVL

Xuất kho =

Số lượng NVL xuất

kho X

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá vốn thực tế của Vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế của Vật tư nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ - Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 153, TK 111, TK 112, TK 621, TK 627, TK 641, TK 632….

- Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho (01 – VT), phiếu xuất kho (02 – VT), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 – VT), biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (08 – VT), hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (02 – BH) , hóa đơn cước phí vận chuyển ( 03 – BH)…..

Đối với các chứng từ thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Mọi chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do đó kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan.

Sơ đồ2.7: Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9 Báo cáo tốt nghiệp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu hàng ngày Đối chiếu cuối tháng

Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho

Sổ Kế Toán Chi Tiết

Bảng Kê Nhập – Xuất – Tồn

Một phần của tài liệu Phân tích Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La (Trang 43 - 47)