- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư, thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh
Câu 11: Khả năng vỡ nợ tác động ntn đến chi phí sử dụng nợ? Chủ sở hữu thường có những động cơ ntn để thay đổi cấu trúc vốn nhằm tối đa hoá lợi ích của mình ? Cho
VD ?
Trả lời:
• Khả năng vỡ nợ tác động ntn đến chi phí sử dụng nợ:
* Chi phí vỡ nợ:
Ước tính chi phí trực tiếp của phá sản: ở Mỹ đối với doanh nghiệp lớn, chi phí trực tiếp phá sản thường chiếm khoảng 2-3% giá trị doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, chi phí này có thể lên đến 20-15% giá trị doanh nghiệp.
* Ai phải gánh chịu chi phí phá sản:
Theo quy tắc ưu tiên, phần lớn giá trị của công ty phá sản được chuyển giaocho chủ nợ. Bởi lẽ các chi phí phá sản trực tiếp làm giảm giá trị của công ty và hầu hết chi phí phá sản trực tiếp phát sinh từ chủ nợ của doanh nghiệp.
Khoản tiền mặc định, sự khác biệt giữa lợi ích kỳ vọng của chủ sở hữu trái phiếu và lợi ích trái phiếu không có mặc định, phản ánh khả năng và chi phí của sự phá sản doanh nghiệp.
VD: giả sử công ty X muốn vay 1tr USD trong 1 năm. Có 90% khả năng khoản vay sẽ được trả đầy đủ và 10% khả năng công ty sẽ vỡ nợ vào cuối năm. Trong trường hợp vỡ nợ, tài sản của công ty có thể bán được 0,6tr USD . Tuy nhiên chi phí pháp luật cho việc xử
lý vỡ nợ là 0,1tr USD. Ngân hang sẽ tính lãi cho khoản vay bao nhiêu nếu nó đòi hỏi thu nhập từ khoản vay đối với các công ty tương tự X trung bình là 10%? Chi phí vỡ nợ tiềm tàng ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất của khoản vay?
Để có thể thu được 10% lợi tức kỳ vọng, ngân hang cần nhận được về, trung bình 1,1tr USD vào cuối năm. Nếu X vỡ nợ, ngân hang sẽ chỉ nhận được 0,5tr USD. Do vậy, để nhận được 1,1tr USD thì trung bình nó phải nhận được 1,167tr USD nếu công ty không vỡ nợ. ( 0,1 x 0,5 + 0,9 x 1,167 = 1,1tr USD ) Tức là ngân hàng sẽ phải tính lãi khoản vay là 16,7%.
Nếu không có chi phí vỡ nợ, ngân hàng sẽ thu được về 0,6tr USD thay vì 0,5tr USD trong trường hợp công ty vỡ nợ, do vậy nó sẽ chỉ tính lãi 15,6% trên khoản vay.
Do đó, chủ nợ sẽ tính một khoản tiền lãi phản ánh chi phí ước tính mà họ phải gánh chịu trong trường hợp mặc định. Cho nên CSH gián tiếp phải gánh chịu các chi phí phá sản dự tính và phải xem xét các chi phí này khi lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của công ty.
• Chủ sở hữu thường có những động cơ ntn để thay đổi cấu trúc vốn nhằm tối đa hoá lợi ích của mình
Có: Tổng giá trị doanh nghiệp = giá trị các khoản nợ + giá trị của vốn CSH
CSH của doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính thường có động cơ sử dụng các chiến lược đầu tư làm giảm giá trị các khoản nợ còn tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, các chiến lược làm giảm giá trị các khoản nợ mà không làm giảm tổng giá trị doanh nghiệp sẽ làm gia tăng giá cổ phiếu. CSH sẽ có động cơ thực hiện các chiến lược loại này nếu cho phép. Tương tự họ có thể thực hiện các chiến lược làm giảm tổng giá trị nợ và vốn CSH nếu các chiến lược này chuyển đổi một lượng nợ đủ lớn sang vốn CSH.
Do đó doanh nghiệp sẽ hành động để tối đa hoá giá cổ phiếu và tạo nên các quyết định khác biệt khi có nợ trong cấu trúc vốn và khi sử dụng hoàn toán vốn CSH.
• Ai gánh chịu chi phí về những vấn đề liên quan động cơ của CSH:
Trên cơ sở dự đoán là trong tương lai CSH sẽ thực hiện hành động làm giảm giá trị của các khoản nợ, người cho vay sẽ tính lãi suất cao hơn. Trong trường hợp này CSH phải gánh chịu chi phí chống lại động cơ của chủ nợ dưới dạng lãi suất cao hơn tại thời điểm vay. Kết quả là, công ty có động cơ thuyết phục nhà cho vay rằng họ sẽ không thực hiện các hành động như thế và thay vào đó là tối đa hoá giá trị của công ty: giá trị của chủ nợ + giá trị của giá vốn.
• CSH làm như thế nào để có thể tước đoạt của cái của chủ nợ:
Chỉ dẫn nhà quản lý bán hết tài sản và tiền thu được sau khi trả nợ theo giá trị sổ sách sẽ được chia cho cổ đông.
Chủ nợ nếu biết CSH có thể làm như vậy, sẽ đòi hỏi khế ước hay hợp đồng ràng buộc giữa chủ nợ và CSH để loại trừ hành vi đó. Tuy nhiên khế ước nợ cũng không thể giải quyết hết tất cả xung đột tiềm tang có thể nảy sinh giữa chủ nợ và CSH.
Câu 12: Hầu hết các nhà quản lý đều quan tâm đến giá hiện hành của cổ phiếu công ty vì:
+ Nhà quản lý có thể dự định phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán một phần cổ phiếu của họ trong tương lai gần.
+ Công ty có thể bị thâu tóm bởi bên ngoài với mức giá thấp hơn giá trị thực của công ty.
+ Sự đền bù, chi trả cho nhà quản lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với giá cổ phiếu hiện hành của công ty.
+ Khả năng hấp dẫn khách hang và cổ đông bên ngoài có thể lien quan đến nhìn nhận của bên ngoài về giá trị của công ty.
Động cơ làm tăng giá cổ phiếu hiện hành : + Các cân nhắc về sự đền bù
+ Các mối quan tâm về giao dịch mua đứt Công ty ngoài dự kiến + Áp lực từ các cổ đông đầu tư ngắn hạn
Động cơ làm tăng giá trị thực của Công ty: + Các cân nhắc về sự đền bù
+ Áp lực từ các cổ đôgn ngắn hạn
Ví dụ thực tế: Xem ví dụ troing Slide Chuong 4 trang 2 của Hãng Micro.