Ví dụ 2: (VD này tự làm) Trường hợp làm tăng chỉ số P/E:

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học quản trị tài chính nâng cao có đáp án (Trang 26 - 29)

- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư, thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh

Ví dụ 2: (VD này tự làm) Trường hợp làm tăng chỉ số P/E:

Giả sử đầu năm tài chính, công ty X có thong tin như sau:

- Tổng tài sản (Assets) : 800.000.000

- Nợ phải trả (Liabilities) : 200.000.000

- Vốn chủ (Equity) : 600.000.000

- Số lượng cổ phần lưu hành (Number of share outstanding) : 60.000.000 - Vốn chủ/1 Cổ phần (Equity per Share):

600.000.000 = 10

--- 60.000.000

- Thu nhập ròng dự kiến (Expected net income): 24.000.000 - Thu nhập trên mỗi Cổ phần dự kiến (Expected EPS):

40.000.000 = 0,4 --- 60.000.000 - P/E: 10 = 25 --- 0,4 - ROE: 24.000.000 4% --- -

600.000.000

- Giả sử đầu năm tài chính công ty phát hành 300tr nợ mới với lãi suất 5% và Vốn chủ sở hữu giảm tương ứng thông qua việc mua lại 30tr Cổ phiếu với giá 10$/CP. Giả sử không có thuế và sự thay đổi đòn bảy không ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Việc phát hành nợ mới sẽ ảnh hưởng tới bảng cân đối và kết quả tài chính kỳ vọng của Công ty như sau:

- Tổng tài sản (Assets) : 800.000.000

- Nợ mới và Nợ cũ (Liabilities) : 500.000.000

- Vốn chủ (Equity) : 300.000.000

- Số lượng cổ phần lưu hành (Number of share outstanding) : 60.000.000 - Vốn chủ/1 Cổ phần (Equity per Share):

300.000.000 5

--- 60.000.000

- Thu nhập ròng dự kiến (Expected net income): 24.000.000 – 300.000.000 x 5% = 9.000.000

- Thu nhập trên mỗi Cổ phần dự kiến (Expected EPS):

9.000.000 = 0,15 --- 60.000.000 - P/E: 5 = 33,33 --- 0,15 - ROE: 9.000.000 = 3% --- 30.000.000 Kết luận:

Chỉ số P/E tăng từ 25 lên 33,33 và ROE giảm từ 4% xuống 3%. Chứng tỏ rằng sự tăng lên của đòn bảy tài chính làm tăng chỉ số P/E.

2.2.Trong trường hợp nào thì điều chỉnh cấu trúc vốn theo hướng gia tăng nợ sẽ làm tăng chỉ số P/E?

Trong trường hợp chỉ số P/E của công ty chỉ có Vốn chủ sở hữu cao hơn 1/rD thì một sự gia tăng về đòn bảy sẽ gia tăng tỷ số P/E của Công ty. (rD là lãi suất công ty đang gánh chịu đối với các khoản nợ không có rủi ro). Với các giả định rằng:

- Giá thị trường của Tài sản trong Công ty không bị ảnh hưởng bởi tỷ số đòn bảy. - Nợ của doanh nghiệp là không có rủi ro.

Nếu đề yêu cầu lấy Ví dụ thì Chép ví dụ câu 3 chương 2 ở trên.

Câu 9: Khái niệm “tính kinh tế của quy mô” ? VD minh hoạ ? Tại sao tính kinh tế của quy mô được coi là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp ?

Trả lời:

Tính kinh tế của quy mô (hiệu suất tăng theo quy mô) nghĩa là chi phí trung bình dài hạn giảm khi sản lượng tăng. Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra.

Ví dụ: ta có một dây chuyền sản xuất quần áo. Chi phí dây chuyền máy móc trong một tuần là 100 đơn vị tiền tệ, chi phí phụ trội là 1 đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu như hệ thống sản xuất được 50 sản phẩm một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi sản phẩm là (100+50)/50= 3 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên nếu công ty sản xuất được 100 đơn vị một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống chỉ còn (100+100)/100 = 2 đơn vị tiền tệ. Đây là ví dụ điển hình của tính kinh tế theo quy mô. Tất nhiên ví dụ này đã được đơn giản hoá đi nhiều, trên thực tế thì còn rất nhiều các lực cản vô hình trong nền kinh tế khiến cho công ty khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Có 3 lý do dẫn đến tính kinh tế của quy mô:

- Thứ nhất là do tính không thể chia nhỏ được trong quá trình sản xuất có nghĩa là để bắt đầu kinh doanh, một hãng cần một số yếu tố đầu vào tối thiểu kể cả hãng có sản xuất hay không. Các yếu tố đầu vào này có khi được gọi là chi phí cố định, bởi vì chúng không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Để bắt đầu công việc sinh doanh, hãng cần một người quản lý, một máy điện thoại, một kế toán và một nhà nghiên cứu thị trường. Nhưng hãng không thể có

một nửa quản lý, một nửa máy điện thoại chỉ vì hãng muốn hoạt động ở mức sản lượng thấp nhất.

Bắt đầu với mức sản lượng thấp, ban đầu các chi phí này không tăng khi sản lượng tăng lên. Một người quản lý dễ dàng kiểm soát 3 công nhân cũng dễ dàng như kiểm soát 2 công nhân. Và không cần đến chiếc điện thoại thứ hia. Hãng có thể đạt được tính kinh tế của quy mô bởi vì những chi phí cố định này không thay đổi khi hãng tăng sản lượng, làm cho chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Tuy nhiên, khi hãng mở rộng quy mô hơn, hãng phải thuê thêm người quản lý, mua thêm điện thoại và tính kinh tế của quy mô biến mất. Chi phí trung bình không giảm nữa.

- Thứ hai là do tính chuyên môn hoá. Một số ngành nghề riêng lẻ một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi ngườ công nhân có thể tập trung vào 1 công việc cụ thể và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, dó đó góp phần làm giảm chi phí bình quân.

- Thứ ba là do tính quan hệ chặt chẽ. Doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể giải đều cho 1 số lượng lớn sản phẩm và với kỹ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm tới mức làm cho chi phí bình quan giảm.

* Tại sao tính kinh tế của quy mô được coi là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học quản trị tài chính nâng cao có đáp án (Trang 26 - 29)