Xung đột xảy ra, CSH có xu hướng như thế nào trong chiến lược đầu tư, cho VD:

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học quản trị tài chính nâng cao có đáp án (Trang 36 - 38)

- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư, thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh

2.Xung đột xảy ra, CSH có xu hướng như thế nào trong chiến lược đầu tư, cho VD:

VD:

Động cơ của các CSH

- Tổng giá trị của một công ty = giá trị khoản nợ + giá trị vốn CSH

Các cổ đông của một công ty có đòn bẩy thường có một động cơ để thực hiện chiến lược đầu tư làm giảm giá trị của khoản nợ hiện hành của công ty. Vì vậy, chiến lược giảm giá trị của món nợ của công ty mà không làm giảm tổng giá trị của nó sẽ làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Chủ sở hữu có một động cơ để thực hiện các loại chiến lược này nếu được phép

làm như vậy. Tương tự như vậy, họ cũng có thể thực hiện các chiến lược làm giảm tổng giá trị các khoản nợ của công ty và các trái quyền vốn nếu những chiến lược này chuyển giao một số tiền đáng kể từ các chủ nợ sang các chủ sở hữu.

Do vậy. Các công ty hành động để tối đa hóa giá cổ phiếu của họ đưa ra quyết định khác nhau khi họ có nợ trong cơ cấu vốn của mình hơn khi chúng được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu.

- Ai chịu chi phí của các vấn đề động cơ này? (chủ sở hữu vốn cổ phần chịu lãi suất cao hơn trong tương lai)

- Làm thế nào chủ sở hữu vốn cổ phần có thể chiếm đoạt được của cải từ các chủ nợ: Bán toàn bộ tài sản, chấm dứt hoạt động, thanh lý công ty như vậy chỉ phải trả cho chủ nợ số theo sổ sách. Tuy chủ nợ sẽ rang buộc CSH trên khế ước hoặc hợp đồng cho vay như: không cho thu hồi vốn trước thời hạn hoặc nếu trước thời hạn thì phải bồi thường một khoản thiệt hại nhưng nhiên khế ước cũng không giải quyết được mâu thuẫn.

Vấn đề nợ quá mức

Vấn đề nợ quá mức (vấn đề đầu tư dưới mức): CSH có thể bỏ qua đầu tư có lợi nhuận (NPV dương) vì nợ hiện tại của công ty chiếm hầu hết các lợi ích của dự án.

Điều quan trọng là phải phân biệt giữa NPV đối với công ty và NPV của dự án dồn tích cho các cổ đông của công ty

Chọn dự án với NPV dương có thể có lúc làm giảm giá trị của cổ phiếu của một công ty có đòn bẩy

- Vấn đề đầu tư dưới mức như một hệ quả của nợ quá mức

Các công ty có các nghĩa vụ nợ cao cấp hiện hành có thể không nhận được nguồn tài trợ cho các đầu tư có NPV dương

- Cấu trúc nợ ưu tiên ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề nợ quá mức - Vấn đề nợ quá mức ảnh hưởng như thế nào đến chính sách cổ tức

Với món nợ rủi ro, chủ sở hữu có một sự khuyến khích để bỏ qua các dự án có NPV dương được tài trợ nội bộ khi nguồn ngân quỹ có thể được thanh toán cho các chủ sở hữu như là chia cổ tức

- Sử dụng những điều khoản về vay để giảm thiểu vấn đề đầu tư dưới mức

Các công ty có đòn bẩy cao thích các dự án thanh toán nhanh chóng bởi vì các dự án ngắn hạn cho phép họ đáp ứng nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của họ dễ dàng hơn.

- Nợ có thể dẫn các công ty đến việc ưu tiên các dự án đầu tư có NPV thấp hơn nhưng thanh toán nhanh hơn so với các dự án có NPV cao hơn nhưng với dòng tiền mặt ban đầu thấp hơn. .

Vấn đề thay thế tài sản

Nợ tạo ra một động cơ để công ty tham gia những rủi ro không cần thiết, thay các dự án đầu tư rủi ro hơn cho các dự án ít rủi ro hơn. Nó được gọi là vấn đề thay thế tài sản.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học quản trị tài chính nâng cao có đáp án (Trang 36 - 38)