3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn
3.2.3. Cảnh báo những nguy cơ xã hội tiềm ẩn
Phác – một chú bé vùng biển hiện lên trong tác phẩm với những món tóc vàng hoe, cặp mắt đầy vẻ ngây thơ, mặt mũi xấu xí. Đó là một chú bé thông minh, am hiểu, có tâm hồn nhạy cảm, yêu cảnh vật và miền quê nghèo của mình. Chú bé ngây thơ, hồn nhiên và rất mến khách, thường nằm ngắm cảnh đêm và lang thang cùng người thợ ảnh. Phác có trí nhớ khác thường: nó cặn kẽ giải thích cho Phùng nghe cuộc sống của những giống chim trong rừng và phản ứng dữ dội khi Phùng biết chuyện gia đình nó.
Phác rất yêu thương mẹ, sẵn sàng bảo vệ mẹ. Nó từng tuyên bố với các bác thợ ở xưởng đóng thuyền rằng: có mặt nó ở trên bãi biển này thì mẹ nó sẽ không bị đánh.
Khi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ nó bị đánh đập dã man thì tâm hồn ngây thơ trong sáng của nó đã bị tổn thương và nó phản ứng lại một cách tiêu cực. Để bảo vệ mẹ, nó giằng chiếc thắt lưng quất thẳng vào ngực bố và về sau giấu dao nhọn với ý định trả thù. Phác nhìn cuộc đời một cách thẳng thắn và phản ứng của nó là tất yếu, không khoan nhượng. Tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ mẹ. Mục đích của Phác là tốt, là chính đáng, nhưng hành động thì sai trái, nguy hiểm. Hành trình của gia đình hàng chài kia vẫn tiềm ẩn nguy cơ: đứa con yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố và thủ dao găm tìm dịp trả thù.
Sau người mẹ, có lẽ đây là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều day dứt xót xa và ẩn sau đó là lời cảnh báo của nhà văn. Một chú bé giống hệt bố về ngoại hình và cũng bắt đầu nhiễm tính ác của bố. Nếu cuộc sống cứ tiếp diễn nghiệt ngã như thế này mà không có sự thay đổi lớn thì chú bé Phác sẽ ra sao? Nó lớn lên sẽ trở thành một người đàn ông độc ác hung dữ như người cha của nó hay nó sẽ mạnh mẽ thay đổi số phận? Cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành trong tương lai? Đây là câu hỏi ẩn chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc không dễ trả lời.
Là một cô bé miền biển mới lớn trạc 14-15 tuổi
Cô xuất hiện lần đầu trong dáng hình mềm mại, khoẻ mạnh“nhanh như một con vượn”, cô“chạy như bay”rượt theo thằng Phác và giành được con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần.
Dường như cô hiểu tất cả mọi việc, nhưng cô giải quyết bi kịch theo cách riêng của mình, kiên quyết chứ không xốc nổi như em trai. Cô kịp thời ngăn chặn ý định nguy hiểm của đứa em, chứng tỏ cô rất hiểu mẹ, hiểu bố, hiểu em. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi:
- Một mặt cô tránh cho đứa em một cái tội tày đình vì bảo vệ mẹ, mà sẵn sàng đánh lại cha, thậm chí có thể giết cha.
- Mặt khác: Cô đã bảo vệ được gia đình: Dù mẹ cô bị đánh nhưng bà vẫn chịu đựng được, cô vẫn có cả cha và mẹ; cái gia đình hàng chài của cô vẫn còn tồn tại. Qua đó ta thấy cô cũng ý thức được tầm quan trọng của người đàn ông, người cha trong gia đình.
- Cô biết tất cả nhưng không có phản ứng tích cực để cứu vãn, duy trì hạnh phúc gia đình. Trong cô dường như đã tiềm ẩn thiên chức của người đàn bà: chấp nhận và hy sinh. Điều đó dự báo rằng số phận cô cũng có thể giống như mẹ cô.
Thật bất ngờ khi cô gái xuất hiện lần thứ hai: Mảnh dẻ trong tấm áo tím nhạt, cặp mắt như đứa trẻ lên năm, cái nhan sắc đang độ trẻ con như đúc từ trời biển trong suốt nên thơ nhưng“lại được sinh ra từ người đàn bà hàng chài xấu xí đau khổ”.
Cô gái như bù đắp cho những gì mà người mẹ hàng chài của cô không có. Cô gái là hiện thân của cái đẹp. Đó là vẻ đẹp được chắt lọc, kết tinh từ những nhọc nhằn đau khổ. Đây cũng là phát hiện mới về cái đẹp: cái đẹp không bắt nguồn từ những gì cao xa mà nảy nở ngay trong cuộc đời lầm lụi, lam lũ, cay đắng khó nhọc này.
Người con gái lớn lên trong đói nghèo, đau khổ vẫn rực rỡ trắng trong như bông hoa muống biển gieo vào lòng chúng ta niềm tin bất diệt về sự sống. Cô cũng không khỏi làm người đọc âu lo: Cuộc đời người con gái ấy rồi sẽ ra sao? Cô sẽ được hạnh phúc hay lại khổ đau như mẹ, như những người đàn bà miền biển? Những người đàn bà miền biển bao giờ sẽ được đổi đời? Đây cũng chính là một tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện.
3.2.4. Sự thức tỉnh để nhận ra chân lý mới: chân lý về nghệ thuật và chân lý về cuộc sống chân lý về cuộc sống
3.2.4.1. Đối với người chánh án:
Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu rất cương quyết. Anh có ý định khuyên bảo, thậm chí đề nghị người đàn bà nghèo khổ ấy từ bỏ người chồng vũ phu. Anh tin rằng giải pháp anh đã lựa chọn và đưa ra cho người đàn bà là tốt nhất. Nhưng khi nghe xong câu chuyện của chị, anh thấy: Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn, trong hoàn cảnh này cách giải quyết của chị dường như là không thể khác. Giải pháp ly hôn mà anh áp dụng trong trường hợp này là không ổn vì nó chưa thực tế và không phải lúc nào cũng đúng. Người đàn bà miền biển nói với người nghệ sĩ và vị chánh án - người đại diện cho công lý rằng: “Các chú không hiểu…”, nghĩa là các chú mới chỉ thấy bề ngoài, mới chỉ thấy hiện tượng. Công lý của xã hội có thể cho phép người ta ly hôn khi không hợp nhau, nhưng pháp luật chưa thể hiểu cái lẽ lôgíc của đời thường đó là: trong cuộc sống khốn khó này người ta còn cần nương tựa, bấu víu vào nhau để mà sống, và người phụ nữ cần phải biết hy sinh để duy trì, giữ gìn và bảo vệ tổ ấm gia đình.
Đẩu là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý; nhưng anh xa rời thực tế, chỉ nhìn nhận cuộc sống từ bên ngoài chứ chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Việc thiếu hiểu biết thực tế đã khiến cho anh giải quyết vấn đề một
cách máy móc, nguyên tắc, nên không đạt được hiệu quả. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở, nên trước cuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi ngây thơ. Sau buổi nói chuyện với người đàn bà, Đẩu đã “vỡ ra” những nghịch lý của đời sống. Anh bắt đầu hiểu rằng: muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối nghèo nàn, lạc hậu thì cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hoặc lý thuyết đẹp đẽ. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết, nhưng cần phải đi vào đời sống, nếu xa rời thực tế đời sống thì luật pháp ấy vô dụng. Đối với đời sống tinh thần con người, luật pháp không phải lúc nào cũng giải quyết được. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp ào ào với mọi đối tượng.
3.2.4.2. Đối với người nghệ sĩ:
Từ hai phát hiện về bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ và bi kịch gia đình hàng chài; và đặc biệt qua câu chuyện của người đàn bà vùng biển khiến Phùng nhận ra: trong nghề nghiệp anh là người yêu nghề, nhưng trong cuộc sống anh có cái nhìn giản đơn. Để rồi cũng như Đẩu, anh “vỡ ra” rằng:
- Đằng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là chân lý của sự toàn thiện, của đạo đức.
- Đằng sau vẻ ngoài lam lũ, thô kệch của người đàn bà vùng biển lại lấp lánh tình thương, lòng vị tha, đức hy sinh của người mẹ.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là bức ảnh đẹp toàn bích; nhưng khi chiếc thuyền ở gần lại phơi bày một hiên thực nghiệt ngã về thân phận con người. Điều đó cho thấy: Nghệ thuật và cuộc sống không phải là một, và không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. Nghệ thuật thì đẹp, trong khi cuộc sống thì đầy nhọc nhằn khổ cực. Nghệ thuật phải xuất phát từ cái cực nhọc của đời sống, của số phận. Nghệ thuật phải phát hiện ra cái đẹp trong cuộc sống và trong con người.
3.2.4.3. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc sống:
Câu chuyện ẩn chứa những triết lý sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và con người:
- Cuộc sống chứa đựng nhiều nghịch lý bất ngờ không thể đoán trước, người làm nghệ thuật phải có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc mới khám phá được cuộc sống đa chiều đầy phức tạp.
- Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tâm hồn con người là một thế giới đầy bí ẩn. Không thể nhìn đời, nhìn người từ một phía.
- Đề ra một cách ứng xử mới trong cuộc sống: con người phải bao dung, độ lượng, đồng cảm với nhau mới vượt qua được mọi khó khăn nhọc nhằn trên trần thế này.
3.3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống:
Bức ảnh lịch nghệ thuật mà người thợ chụp ảnh vô tình chụp được về sau được treo ở nhiều nơi, nhất là trong những gia đình sành nghệ thuật. Tấm ảnh được nhiều người yêu thích vì nghệ thuật chân chính luôn tìm được tiếng nói đồng điệu của nhiều tâm hồn và luôn được nâng niu trân trọng.
Mỗi lần nhìn kỹ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Đó chính là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” với một tư thế chậm rãi hoà lẫn trong đám đông. Người đàn bà vùng biển chất phác giản dị như từ cuộc sống đi vào bức ảnh, để rồi lại từ đó bước ra ngoài đời. Người đàn bà vô danh ấy bước những bước chắc chắn hoà vào những người lao động lam lũ sống xung quanh chúng ta. Hình ảnh những bước chân“chậm rãi…chắc chắn” của chị cho thấy niềm tin tưởng lạc quan vào sự
đổi thay số phận đối với người phụ nữ của tác giả, bởi những bước chân của chị không còn cô đơn trên “bãi cát hoang vắng” nữa, mà đã “hoà lẫn trong đám đông”.
Hình ảnh người đàn bà bước ra khỏi bức tranh là hiện thân của những lam lũ khốn khó của đời thường. Nó là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh. Hình ảnh người đàn bà bước ra từ trong bức tranh hoàn toàn tĩnh vật ở cuối truyện cho thấy: Con người luôn là “tâm điểm”, là linh hồn của nghệ thuật; họ mới là cái đẹp đích thực không dễ thấy. Qua đó tác giả muốn nói lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời.
* Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa thật sâu sắc:
+ Về phương diện nghệ thuật: Chiếc thuyền ngoài xa gợi vẻ đẹp thi vị trong bức tranh thiên nhiên về thuyền và biển.
+ Về phương diện hiện thực: Chiếc thuyền ngoài xa trong màn sương mờ ảo kia cũng giống như số phận những con người vô cùng nhỏ bé mong manh, bấp bênh chìm nổi trước thiên nhiên và bão tố của cuộc đời.
“Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là một khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật: Hiện thực cuộc sống cũng như “Chiếc thuyền ngoài xa” mờ ảo kia bị che phủ bởi bề ngoài đẹp đẽ không dễ gì nhận ra, muốn nắm bắt phải chú tâm đi sâu khám phá. Mặt biển nơi con thuyền đậu thì êm đềm mơ mộng, nhưng bên dưới lại là lớp sóng ngầm đầy nguy hiểm; đằng sau thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sống đầy khắc nghiệt dữ dội và số phận những con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính phải tỉnh táo gạt bỏ đi màn sương hư ảo kia để nhận ra bản chất sự thật đằng sau nó.
Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất dỗi bình dị của những con người lam lũ vất vả trong cuộc sống đời thường
Qua hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn muốn khẳng định: chân lý nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, chân lý cuộc sống chính là hiện thực gai góc của đời thường. Người nghệ sĩ phải phát hiện ra những gì đang chất chứa bên trong cuộc sống chứ không phải chỉ miêu tả bề ngoài. Từ đó góp phần làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Tác phẩm cũng là lời nhắc nhủ, lời đề nghị mỗi chúng ta và cả xã hộ i: Hãy quan tâm và có cái nhìn độ lượng hơn đối với số phận những người xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người vì cuộc sống mưu sinh phải sống tách rời đời sống cộng đồng.
Nhan đề của truyện vừa thể hiện được những trăn trở nghệ thuật, vừa thể hiện được niềm tin yêu vô hạn và nỗi khắc khoải lo âu của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
4. Mối quan hệ đa dạng và thống nhất giữa các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”: trong truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”:
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu dã gửi gắm nhiều băn khoăn trăn trở, nhiều ý tưởng, thông điệp và những quan niệm mới về nghệ thuật, về con người và số phận mỗi người trong giai đoạn mới của đất nước.
Có thể nói từ việc quan sát, khám phá số phận mỗi cá nhân và các vấn đề xã hội trong cuộc sống đời thường; Nguyễn Minh Châu đã rút ra những triết lý có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Cái đói nghèo, lạc hậu triền miên có thể khiến con người ta tha hoá và chính nó đang huỷ hoại cuộc sống này kể cả những tâm hồn thơ ngây nhất.
Những nhân vật trong tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”vừa gần gũi, bình dị, quen thuộc như bao người ta vẫn gặp trong đời thường, lại vừa cao cả lớn lao bởi vẻ đẹp vĩnh hằng mang ý nghĩa nhân văn cao cả: một người người mẹ bao dung độ lượng vị tha; một người cha là trụ cột gánh vác cuộc sống mưu sinh của cả một gia đình đông đúc; một cô gái đẹp sớm trưởng thành; một chú bé có tâm hồn trong sáng giàu mộng mơ…Qua đó, nhà văn giúp chúng ta hiểu hơn những nhọc nhằn đắng cay được mất giữa cuộc đời đầy bất trắc, đổi thay; để mỗi chúng ta nhận biết và quý trọng nâng niu tình yêu, hạnh phúc, lòng nhân ái và có cách cư xử tốt đẹp giữa con người, góp phần hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người và cả xã hội hãy biết quan tâm đến mỗi số phận xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người có cuộc sống tách rời đời sống cộng đồng để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Từ đó nhà văn gieo vào lòng người đọc niềm tin và nghị lực để mỗi người vững bước đi trong cuộc đời còn nhiều chông gai, thử thách, đau thương. Nhà văn cũng như muốn nhắc nhở mỗi chúng ta: hãy tỉnh táo hơn khi nhìn nhận con người mọi vấn đề trong cuộc sống.
Hình ảnh cơn giông xuất hiện cuối truyện; một ông lão “ngồi lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”;
như muốn nói sóng gió vẫn còn ở phía trước. Trong“cơn giông”con thuyền ngoài xa như đơn độc hơn, trơ trọi hơn và con người trở nên bé nhỏ và mỏng manh biết bao trước bão tố của thiên nhiên và sóng gió của cuộc đời luôn đe