Mối quan hệ đa dạng và thống nhất giữa các tầng ý nghĩa nhân sinh trong

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 65 - 96)

trong truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”:

Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu dã gửi gắm nhiều băn khoăn trăn trở, nhiều ý tưởng, thông điệp và những quan niệm mới về nghệ thuật, về con người và số phận mỗi người trong giai đoạn mới của đất nước.

Có thể nói từ việc quan sát, khám phá số phận mỗi cá nhân và các vấn đề xã hội trong cuộc sống đời thường; Nguyễn Minh Châu đã rút ra những triết lý có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Cái đói nghèo, lạc hậu triền miên có thể khiến con người ta tha hoá và chính nó đang huỷ hoại cuộc sống này kể cả những tâm hồn thơ ngây nhất.

Những nhân vật trong tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”vừa gần gũi, bình dị, quen thuộc như bao người ta vẫn gặp trong đời thường, lại vừa cao cả lớn lao bởi vẻ đẹp vĩnh hằng mang ý nghĩa nhân văn cao cả: một người người mẹ bao dung độ lượng vị tha; một người cha là trụ cột gánh vác cuộc sống mưu sinh của cả một gia đình đông đúc; một cô gái đẹp sớm trưởng thành; một chú bé có tâm hồn trong sáng giàu mộng mơ…Qua đó, nhà văn giúp chúng ta hiểu hơn những nhọc nhằn đắng cay được mất giữa cuộc đời đầy bất trắc, đổi thay; để mỗi chúng ta nhận biết và quý trọng nâng niu tình yêu, hạnh phúc, lòng nhân ái và có cách cư xử tốt đẹp giữa con người, góp phần hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy mỗi người và cả xã hội hãy biết quan tâm đến mỗi số phận xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người có cuộc sống tách rời đời sống cộng đồng để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Từ đó nhà văn gieo vào lòng người đọc niềm tin và nghị lực để mỗi người vững bước đi trong cuộc đời còn nhiều chông gai, thử thách, đau thương. Nhà văn cũng như muốn nhắc nhở mỗi chúng ta: hãy tỉnh táo hơn khi nhìn nhận con người mọi vấn đề trong cuộc sống.

Hình ảnh cơn giông xuất hiện cuối truyện; một ông lão “ngồi lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá”;

như muốn nói sóng gió vẫn còn ở phía trước. Trong“cơn giông”con thuyền ngoài xa như đơn độc hơn, trơ trọi hơn và con người trở nên bé nhỏ và mỏng manh biết bao trước bão tố của thiên nhiên và sóng gió của cuộc đời luôn đe doạ cuộc sống này. Cặp mắt lo lắng của ông lão chính là tấm lòng phấp phỏng lo âu, trăn trở day dứt của tác giả với những con người lam lũ đói nghèo. Còn bao nhiêu con thuyền chưa cập bến bình yên trong cuộc đời còn nhiều sóng gió này. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin của nhà văn đối với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn trong mỗi con người.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Đó là sự ngợi ca con người bằng nghị lực, bằng tấm lòng bao dung và tình yêu thương cao cả đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, giữ vẹn nguyên “hạt ngọc tâm hồn”. Đó là những dự cảm đầy lo âu khắc khoải về những nguy cơ xã hội, về số phận con người; nhưng vẫn đầy niềm tin yêu hy vọng vào con người, vào cuộc đời.

CHƢƠNG III:

THIẾT KẾ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”

1.THIẾT KẾ

A. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

– Vị trí ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc, nhất là những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 về tư duy nghệ thuật và trong quan niệm về con người của nhà văn.

- Tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Những suy nghĩ trăn trở xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Qua những nghịch lý trong số phận con người, học sinh thấy được cái giá phải trả cho khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người trong cuộc sống. Từ đó toát lên ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.

- Hiểu đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ đằm thắm mà sâu sắc.

2. Về kỹ năng: Rèn cho học sinh:

- Kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích và thảo luận một truyện ngắn hiện đại mang nhiều lớp ý nghĩa.

- Kỹ năng phân tích và thảo luận những đặc sắc nghệ thuật của truyện như nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật.

3. Giáo dục học sinh:

- Có quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính, có cái nhìn đa dạng và sâu sắc về cuộc đời và con người

- Lòng nhân ái yêu thương con người, biết trân trọng những ước mơ khát vọng của con người, biết cách nhìn người cho đúng bản chất.

- Biết nhìn đời bao dung hơn

- Hiểu được trong cuộc sống còn nhiều lam lũ, nhọc nhằn vẫn ẩn chứa bao cái đẹp mà chúng ta cần khám phá trân trọng.

B. Cách thức tiến hành:

1. Giáo viên:

- Đọc tác phẩm và tư liệu tham khảo - Soạn giáo án

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.

- Xác định vấn đề trọng tâm, chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận

2. Học sinh:

- Đọc tác phẩm và tư liệu tham khảo(có định hướng của giáo viên) - Trả lời câu hỏi trong SGK

- Xác định trước vấn đề sẽ trao đổi trên lớp với giáo viên và các bạn khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học:

1. Phương pháp:

- Đọc, phân tích, bình giá.

- Gợi mở, dẫn dắt, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi.

- Hướng dẫn học sinh thảo luận một một số vấn đề trọng tâm ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong bài.

2. Phương tiện:

- Sách ngữ văn 12.

- Tư liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu, tranh ảnh minh hoạ.

D. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu: a. Cuộc đời:

Học sinh: Đọc phần tiểu dẫn.

Câu hỏi: Những nét lớn nào trong tiểu sử của nhà văn Nguyễn Minh Châu giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm của ông ?

Yêu cầu cần đạt:

- Sinh 20-10-1930 ở làng Văn Thái- còn gọi là làng Thơi-Quỳnh Hải - Quỳnh Lưu-Nghệ An. Làng ông là một làng quê nghèo chuyên nghề đánh cá ra khơi, nên văn của ông là những “âm trầm, nốt lặng” khi nói tới cuộc sống lam lũ đói nghèo của làng biển. Quê hương đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong những trang viết mộc mạc chân tình.

- Sinh ra trong gia đình gia giáo: trọng nam, chỉ con trai được đi học đến nơi đến chốn; những người chị (chị ruột, chị dâu, chị họ) với số phận không may mắn, cả đời tủi cực lận đận đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong nhà văn.

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, ông luôn hướng ngòi bút của mình vào cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc và rất thành công ở đề tài người lính.

 Những yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến giọng điệu và giá trị nhân văn trong tác phẩm của ông

- Sau gần một năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo(ung thư máu), ngày 23-1-1989 ông tạ thế và được an táng tại Hà Nội.

b. Sự nghiệp văn học:

Câu hỏi: Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu chia làm mấy giai đoạn ?

Đặc điểm của mỗi giai đoạn ?

Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông ?

Yêu cầu cần đạt:

Nguyễn Minh Châu bắt đầu sáng tác từ 1954; nhưng đến 1960 mới in truyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được tiếng vang. Tên tuổi ông chỉ thực sự được bạn đọc chú ý từ tiểu thuyết“Cửa sông”(1967), và đặc biệt là tiểu thuyết“Dấu chân người lính”(1972)

Khoảng 30 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp văn học có giá trị lớn, đáng trân trọng. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Thành công ở đề tài người lính, bởi ông là một nhà văn quân đội nên rất am hiểu đời sống và tâm hồn người lính, hiểu tường tận cuộc chiến đấu khốc liệt và hào hùng của dân tộc.

- Tác phẩm chính: “Cửa sông”( tiểu thuyết -1967), “Những vùng trời khác nhau”(Tập truyện ngắn- 1970), “Dấu chân người lính”(tiểu thuyết 1972)

Những tác phẩm của ông thời kỳ này giàu cảm hứng lãng mạn và đậm chất sử thi, mang âm hưởng anh hùng ca hùng tráng về vẻ đẹp sáng ngời của con người Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Con người đi vào tác phẩm với tư cách là con người công dân, con người cộng đồng, con người sử thi được đặt trong mối quan hệ với dân tộc, với sự kiện lớn lao của toàn dân

 Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này vừa mang đặc điểm thi pháp của một giai đoạn văn học, vừa thể hiện được những tìm tòi sáng tạo riêng.

* Sau 1975:

- Sau 1975, nhất là sau những năm 80, với tư duy nghệ thuật đổi mới, ông nhận thấy: Đời sống và văn học là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Ngòi bút của ông lại tập trung khám phá tìm hiểu cái hiện thực ẩn kín và “con người ở bên trong con người” với mong muốn trợ lực cho cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Giai đoạn này từ cảm hứng sử thi, Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường.

- Tác phẩm tiêu biểu:

Tiểu thuyết “Miền cháy”(1977), “Lửa từ những ngôi nhà”(1978).

Tập truyện ngắn: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”(1983), “Bến quê”(1985), “Cỏ lau”(1989)

- Đề tài viết về đời sống thường ngày bình dị nhưng cũng đầy đa đoan, phức tạp; ẩn sau đó là cái nhìn bao dung và tấm lòng nhân ái bao la với con người.

- Cách nhìn con người với tư cách là con người cá nhân cá thể mang trong mình những bề sâu, góc khuất phức tạp bí ẩn với những tính cách và số phận khác nhau trong mối quan hệ xã hội nhiều chiều đa dạng - con người thế sự đời tư trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Từ đó khái quát lên những vấn đề đạo đức và triết học mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

- Với những đóng góp to lớn không mệt mỏi của mình, ông xứng đáng được nhận nhiều giải thưởng văn nghệ có giá trị:

+ Giải thưởng Bộ Quốc phòng(1984-1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính.

+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam(1988-1989) cho tập truyện vừa “Cỏ Lau”.

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm:

“Dấu chân người lính”, “ Cửa sông”, “ Cỏ lau”, “Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành”.

 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền văn xuôi hiện đại trong quá trình đổi mới.

2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” :

Câu hỏi: Nêu xuất xứ và vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu?

* Xuất xứ- Vị trí:

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào tháng 8/1983; in lần đầu trong tập “Bến quê”(NXB Tác phẩm mới. H. 1985). Năm 1988 được in

lần thứ 2 trong tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tên truyện ngắn được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” gồm các tác phẩm từ “Bức tranh”(1982) trở đi. Tác phẩm ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc. Đất nước hoà bình, độc lập và thống nhất; cuộc sống với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề trong đời sống văn hoá nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới nhiều yếu tố mới nảy sinh nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Như một tất yếu khách quan văn học cũng phải đổi mới do những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Chiếc thuyền ngoài xa” mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường. Tác phẩm tiêu biểu cho hướng khai thác cuộc sống từ phương diện thế sự đời tư ở giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn. Đây cũng là truyện ngắn tiêu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là kết quả của một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn trăn trở tìm một hướng đi mới cho mình và cho văn học của một tấm lòng “chìm ngập nỗi lo âu lớn lao đầy khắc khoải của con người”.

II. Đọc – Hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”: 1. Hƣớng dẫn học sinh đọc và tóm tắt văn bản: * Hướng dẫn học sinh đọc:

Câu hỏi: Đoạn trích trong truyện có thể chia làm mấy phần ?

Có thể đọc các phần truyện với giọng điệu giống nhau không ? Vì sao ?

- Phần 1: Từ đầu đến“…ở chơi thêm vài bữa”:Tả cảnh thiên nhiên vùng phá nước.

Giọng trữ tình mượt mà tha thiết khi đọc đoạn tả cảnh đẹp thiên nhiên. Giọng hồ hởi phấn khởi của người đi tìm cái đẹp và bắt gặp cái đẹp. - Phần 2: Tiếp đến“…chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Người nghệ sĩ bất chợt phát hiện ra đằng sau bức tranh toàn bích kia là một bi kịch gia đình.

Giọng ngạc nhiên, bất ngờ và bất bình của nhân vật tôi khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

Giọng trầm buồn, day dứt xót xa thể hiện niềm cảm thông, đồng cảm của tác giả

- Phần 3: Còn lại: Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đọc theo giọng đối thoại của các nhân vật: Đoạn đối thoại giữa người đàn bà với người nghệ sĩ và người chánh án đọc bằng giọng ngậm ngùi xót xa, và giọng rắn rỏi tự tin khi chị phản đối quyết liệt lời đề nghị của Đẩu.

* Tóm tắt tác phẩm:

Theo yêu cầu của người trưởng phòng mong muốn có một cuốn lịch năm mới 12 tháng về chuyên đề “thuyền – biển”mà phải là tĩnh vật hoàn toàn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã đến một vùng biển miền Trung cách Hà Nội 600 km và phục ở vùng phá nước thơ mộng để chụp cảnh biển trong sương. Chuyến đi này anh cũng nhân tiện về thăm lại chiến trường xưa và một người đồng hương, đồng đội cũ đang công tác ở đó.

Người nghệ sĩ sau bao ngày kiên trì, lặn lội, kiếm tìm; cuối cùng anh cũng chụp được một cảnh biển đẹp toàn bích. Cũng chính từ con thuyền tạo nên bức tranh toàn bích đó, anh cũng được chứng kiến một bi kịch gia đình – một sự thật phũ phàng: người chồng vũ phu đánh đập vợ tàn nhẫn, người vợ nhẫn nhục chịu đựng. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay

can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ bị hành hạ vô lý“ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng. Chị đã kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình và đó cũng là lý do giải thích cho hành động trên. Sự lý giải sâu sắc của chị khiến người nghệ sĩ và người chánh án phải thay đổi lại suy nghĩ và nhận thức của họ. Kết thúc câu chuyện là cảnh con thuyền bé nhỏ giữa phá nước mênh mông đang chống chọi với giông bão. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 65 - 96)