Đối với người chánh án

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 61 - 62)

3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn

3.2.4.1.Đối với người chánh án

Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu rất cương quyết. Anh có ý định khuyên bảo, thậm chí đề nghị người đàn bà nghèo khổ ấy từ bỏ người chồng vũ phu. Anh tin rằng giải pháp anh đã lựa chọn và đưa ra cho người đàn bà là tốt nhất. Nhưng khi nghe xong câu chuyện của chị, anh thấy: Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn, trong hoàn cảnh này cách giải quyết của chị dường như là không thể khác. Giải pháp ly hôn mà anh áp dụng trong trường hợp này là không ổn vì nó chưa thực tế và không phải lúc nào cũng đúng. Người đàn bà miền biển nói với người nghệ sĩ và vị chánh án - người đại diện cho công lý rằng: “Các chú không hiểu…”, nghĩa là các chú mới chỉ thấy bề ngoài, mới chỉ thấy hiện tượng. Công lý của xã hội có thể cho phép người ta ly hôn khi không hợp nhau, nhưng pháp luật chưa thể hiểu cái lẽ lôgíc của đời thường đó là: trong cuộc sống khốn khó này người ta còn cần nương tựa, bấu víu vào nhau để mà sống, và người phụ nữ cần phải biết hy sinh để duy trì, giữ gìn và bảo vệ tổ ấm gia đình.

Đẩu là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý; nhưng anh xa rời thực tế, chỉ nhìn nhận cuộc sống từ bên ngoài chứ chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Việc thiếu hiểu biết thực tế đã khiến cho anh giải quyết vấn đề một

cách máy móc, nguyên tắc, nên không đạt được hiệu quả. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở, nên trước cuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi ngây thơ. Sau buổi nói chuyện với người đàn bà, Đẩu đã “vỡ ra” những nghịch lý của đời sống. Anh bắt đầu hiểu rằng: muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối nghèo nàn, lạc hậu thì cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hoặc lý thuyết đẹp đẽ. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết, nhưng cần phải đi vào đời sống, nếu xa rời thực tế đời sống thì luật pháp ấy vô dụng. Đối với đời sống tinh thần con người, luật pháp không phải lúc nào cũng giải quyết được. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp ào ào với mọi đối tượng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 61 - 62)