Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 63 - 65)

3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn

3.3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

Bức ảnh lịch nghệ thuật mà người thợ chụp ảnh vô tình chụp được về sau được treo ở nhiều nơi, nhất là trong những gia đình sành nghệ thuật. Tấm ảnh được nhiều người yêu thích vì nghệ thuật chân chính luôn tìm được tiếng nói đồng điệu của nhiều tâm hồn và luôn được nâng niu trân trọng.

Mỗi lần nhìn kỹ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Đó chính là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” với một tư thế chậm rãi hoà lẫn trong đám đông. Người đàn bà vùng biển chất phác giản dị như từ cuộc sống đi vào bức ảnh, để rồi lại từ đó bước ra ngoài đời. Người đàn bà vô danh ấy bước những bước chắc chắn hoà vào những người lao động lam lũ sống xung quanh chúng ta. Hình ảnh những bước chân“chậm rãi…chắc chắn” của chị cho thấy niềm tin tưởng lạc quan vào sự

đổi thay số phận đối với người phụ nữ của tác giả, bởi những bước chân của chị không còn cô đơn trên “bãi cát hoang vắng” nữa, mà đã “hoà lẫn trong đám đông”.

Hình ảnh người đàn bà bước ra khỏi bức tranh là hiện thân của những lam lũ khốn khó của đời thường. Nó là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh. Hình ảnh người đàn bà bước ra từ trong bức tranh hoàn toàn tĩnh vật ở cuối truyện cho thấy: Con người luôn là “tâm điểm”, là linh hồn của nghệ thuật; họ mới là cái đẹp đích thực không dễ thấy. Qua đó tác giả muốn nói lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời.

* Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa thật sâu sắc:

+ Về phương diện nghệ thuật: Chiếc thuyền ngoài xa gợi vẻ đẹp thi vị trong bức tranh thiên nhiên về thuyền và biển.

+ Về phương diện hiện thực: Chiếc thuyền ngoài xa trong màn sương mờ ảo kia cũng giống như số phận những con người vô cùng nhỏ bé mong manh, bấp bênh chìm nổi trước thiên nhiên và bão tố của cuộc đời.

Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là một khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật: Hiện thực cuộc sống cũng như “Chiếc thuyền ngoài xa” mờ ảo kia bị che phủ bởi bề ngoài đẹp đẽ không dễ gì nhận ra, muốn nắm bắt phải chú tâm đi sâu khám phá. Mặt biển nơi con thuyền đậu thì êm đềm mơ mộng, nhưng bên dưới lại là lớp sóng ngầm đầy nguy hiểm; đằng sau thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sống đầy khắc nghiệt dữ dội và số phận những con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính phải tỉnh táo gạt bỏ đi màn sương hư ảo kia để nhận ra bản chất sự thật đằng sau nó.

Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất dỗi bình dị của những con người lam lũ vất vả trong cuộc sống đời thường

Qua hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn muốn khẳng định: chân lý nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, chân lý cuộc sống chính là hiện thực gai góc của đời thường. Người nghệ sĩ phải phát hiện ra những gì đang chất chứa bên trong cuộc sống chứ không phải chỉ miêu tả bề ngoài. Từ đó góp phần làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Tác phẩm cũng là lời nhắc nhủ, lời đề nghị mỗi chúng ta và cả xã hộ i: Hãy quan tâm và có cái nhìn độ lượng hơn đối với số phận những người xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người vì cuộc sống mưu sinh phải sống tách rời đời sống cộng đồng.

Nhan đề của truyện vừa thể hiện được những trăn trở nghệ thuật, vừa thể hiện được niềm tin yêu vô hạn và nỗi khắc khoải lo âu của nhà văn đối với con người và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)