Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 69 - 70)

- Thuận lợi

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp hành chính Nhà nước luôn quan tâm, kiểm tra, uốn nắn, tổng kết và rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết TCĐĐ của công dân làm cho hoạt động giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao và có hiệu quả.

Luật đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng giải quyết tranh chấp đất đai của người sử dụng đất. Tổ chức bồi dưỡng tăng cường nghiệp vụ cho các cán bộ cơ sở do phòng Tư pháp phối hợp ban ngành trong huyện tổ chức đã được đông đủ các hòa giải viên ở cơ sở tham gia đầy đủ cho thấy công tác hòa giải ở cơ sở được chú trọng. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân trong địa bàn huyện.

Công tác tiếp dân được củng cố và ngày càng đạt hiệu quả cao.

UBND huyện Tủa Chùa đã tổ chức triển khai đầy đủ các Bộ luật và các văn bản hướng dẫn việc thực hiện cho tất cả các cán bộ công nhân viên chức. Các cơ quan chuyên môn phối hợp đồng bộ và làm tham mưu giúp việc tốt cho UBND, phân công cán bộ chuyên môn có đủ năng lực và trách nhiệm tham gia giải quyết đơn TCĐĐ của công dân.

- Khó khăn

Do tính chất phức tạp của các vụ việc tranh chấp đã làm cho thời gian xác minh, làm rõ và ra quyết định xử lý mất nhiều thời gian theo quy định của Luật định ảnh hưởng đến việc giải quyết trên địa bàn huyện.

Trong quá trình giải quyết thì một số đương sự không hỗ trợ cán bộ cơ quan có thẩm quyền chẳng hạn như: không cung cấp các thông tin cần thiết, tài liệu liên quan đến đất đang tranh chấp, ngăn cản cán bộ đang làm nhiệm vụ hoặc cố tình vắng mặt khi có giấy mời của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Công tác hòa giải ở cơ sở chưa đảm bảo được độ chính xác cao, có những trường hợp không đúng với quy định của pháp luật, làm cho vụ việc tranh chấp trong nội bộ ngày càng gay gắt.

Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn xảy ra nhiều, do sự thiếu hiểu biết của người dân, việc chuyển nhượng sử dụng đất không theo quy định, cá nhân, hộ gia đình tự chuyển nhượng với nhau không qua chính quyền các cấp hoặc cơ quan chức năng

Là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên, nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sô người biết chứ ít, do đó trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết về các quy định, thủ tục, thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước do đó dẫn đến tình trạng khiếu nại đến các cơ quan không có thẩm quyền hoặc khiếu nại vượt cấp.

Việc phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý đất đai chưa chặt chẽ, một số cán bộ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Cán bộ, công chức của phòng làm công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp và cán bộ địa chính xã còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, biên chế có hạn và có đồng chí phải kiêm nhiệm công việc khác. Do vậy, vấn đề tham mưu cho ban chỉ đạo từng cấp có lúc chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc đơn tồn đọng, cần phải tiếp tục giải quyết.

4.4.8. Một số trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể trên địa bàn huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 69 - 70)