Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 53 - 67)

Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014

4.4.1. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa theo thời gian Tủa Chùa theo thời gian

Bảng 4.7: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của huyện giai đoạn 2012 – 2014 Năm Tổng 2012 2013 2014 Tổng đơn 11 12 10 Đã giải quyết 11 12 8 Tồn 0 0 2 Tỷ lệ giải quyết (%) 100 100 80

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Tủa Chùa)

Tình hình giải quyết TCĐĐ của phòng TN-MT huyện Tủa Chùa qua các năm chưa cao và tỷ lệ giải quyết có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2014 (tỷ lệ giải quyết giảm từ 100% xuống còn 80%), từ năm 2013 trở về sau tình hình tranh chấp diễn ra gây gắt và phức tạp mà kết quả giải quyết chưa cao. Lượng đơn tồn đọng qua các năm còn nhiều do lượng đơn khiếu nại của người dân ngày càng gia tăng và người dân hiểu biết ngày càng sâu rộng hơn

về đất đai. Riêng năm 2014 có tổng đơn là 10 mà trong khi đó lượng đơn đã giải quyết 8 hồ sơ, tồn đọng đến 2 hồ sơ đang xem xét giải quyết, nguyên nhân do tính chất của vụ tranh chấp phức tạp, những người liên quan vắng mặt không liên lạc được và đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ đáp ứng. Biện pháp cần thiết để giải quyết có hiệu quả là chú ý đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trong thực hiện, nếu phát hiện vướng mắc hoặc có sai sót trong quá trình giải quyết thì cần có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế tiếp khiếu; phát huy vai trò của chủ tịch UBND các cấp trong công tác tiếp dân, đối thoại với dân, giải quyết thắc mắc của công dân ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết TCĐĐ nhưng không làm đúng chính sách, pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của công dân. Nắm rõ và kiểm soát chặt chẽ tình hình TCĐĐ ở địa phương, ngay từ cơ sở.

Bảng 4.8: Kết quả hòa giải thành công ở cấp xã giai đoạn 2012 - 2014

Năm Số vụ Nội dung tranh chấp Kết quả hòa giải Thành công Tỷ lệ thành công (%) Chưa thành công 2012 11 Tranh chấp QSDĐ, ranh giới đất. 3 27,27 8 2013 12 Tranh chấp QSDĐ, ranh giới đất 3 25 9 2014 10 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất, Tranh chấp đất giữa các dòng họ 2 20 8 Tổng 33 8 24,24 25

Tỷ lệ hòa giải thành công trên địa bàn huyện Tủa Chùa hàng năm còn thấp. Như năm 2014 với 10 vụ tranh chấp nhưng tại cơ sở mới chỉ hòa giải thành công 2 vụ chỉ chiếm 20% tổng số vụ tranh chấp năm đó, cao nhất là năm 2013 với 12 vụ tranh chấp tại cơ sở hòa giải thành 3 vụ chiếm 25% tổng số vụ tranh chấp năm đó. Công tác hòa giải ở cơ sở trong huyện còn nhiều hạn chế, một số tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết pháp luật của các hòa giải viên còn hạn chế, việc hòa giải ở cơ sở chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người làm công tác hòa giải. Một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác hòa giải, việc quan tâm, đầu tư kinh phí cho hoạt động này còn nhiều bất cập, nhiều địa phương còn chưa dành nguồn kinh phí cho công tác hòa giải. Để công tác hòa giải đạt kết quả cao, huyện Tủa Chùa phải duy trì, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, sử dụng nhiều biện pháp hoà giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.

Kết quả của một cuộc hòa giải tại cơ sở là: Hòa giải thành công và hòa giải không thành công.

Trong giai đoạn 2012- 2014 trên địa bàn huyện Tủa Chùa có 33 vụ tranh chấp song vẫn còn 25 vụ tranh chấp về đất đai sau khi đã được hòa giải tại địa phương nhưng người dân không chấp nhận hòa giải và vẫn tiếp tục khiếu nại tiếp. Số lượng các vụ việc hòa giải không thành chiếm 75,75% tổng số vụ tranh chấp và hầu hết các vụ hòa giải không thành tập trung ở các nội dung như: đòi lại đất, lấn chiếm đất, TC về QSDĐ. Số lượng các vụ việc hòa giải không thành được thể hiện cụ thể qua bảng 4.9:

Bảng 4.9: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012 - 2014 sau khi hòa giải không thành

Thời gian

Số vụ

Nội dung tranh

chấp Kết quả giải quyết

2012 8

Tranh chấp QSDĐ, ranh giới đất.

02 đơn chuyển tòa án, 06 đơn chuyển phòng xác minh

2013 9

Tranh chấp QSDĐ, ranh giới đất

04 đơn chuyển tòa án, 05 đơn chuyển phòng xác minh 2014 8 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất, Tranh chấp đất giữa các dòng họ

04 đơn chuyển tòa án, 03 đơn chuyển phòng xác minh, 01 đơn có quyết định

của tỉnh Tổng 25

(Nguồn: Phòng TN-MT Tủa Chùa)

4.4.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa theo đơn vị hành chính Tủa Chùa theo đơn vị hành chính

Hoà giải ở cơ sở có giúp các bên tự nguyện giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn một cách hiệu quả, có lý, có tình, vừa hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra, vừa giữ gìn được tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm, ngăn ngừa được các vi phạm pháp luật có thể nảy sinh từ các tranh chấp. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện tốt sẽ giảm bớt các vụ việc phải đưa ra chính quyền hoặc Toà án giải quyết, qua đó tiết kiệm thời gian, tiền của của Nhà nước và tiền của của nhân dân.

+ Hoà giải có tác dụng cơ bản là giải quyết kịp thời ngay từ đầu các tranh chấp, mâu thuẫn không để “việc đơn giản thành việc phức tạp”.

+ Giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm, truyền thống tốt đẹp của các gia đình và cộng đồng dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.

+ Trong quá trình hoà giải kết hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Xuất phát từ mục đích đó trong những năm qua công tác hòa giải tại Tủa Chùa cũng được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Bảng 4.10: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 theo đơn vị hành chính xã

Đơn vị hành chính Tổng số vụ Nội dung tranh chấp Kết quả hòa giải Thành công Tỷ lệ (%) Chưa thành công Thị trấn Tủa Chùa 2 Ranh giới thửa đất, Tranh chấp QSDĐ 1 50 1 Mường Báng 8 Ranh giới thửa đất, Tranh chấp QSDĐ, Tranh chấp do thừa kế 3 37,5 5 Xã Nhè 4 Lấn chiếm đất, đòi lại đất 2 50 2 Mường Đun 2 Ranh giới thửa đất, Tranh chấp QSDĐ 1 50 1 Tủa Thàng 4 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất 2 50 2

Huổi Só 0 Ranh giới thửa đất, Tranh

chấp QSDĐ 0 0 0 Tả Phìn 6 Ranh giới thửa đất, Tranh chấp QSDĐ 2 33,3 4 Tả Sìn Thàng 2 Lấn chiếm đất 1 50 1 Sín Chải 2 Ranh giới thửa đất, lấn chiếm đất 0 0 2 Lao Xả Phình 0 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất 0 0 0 Trung Thu 0 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất 0 0 0 Sính Phình 3 Tranh chấp QSDĐ, lấn chiếm đất 1 33,3 2

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Tủa Chùa)

Nhìn chung, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa diễn ra còn thấp. Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong giai đoạn 2012- 2014 toàn huyện Tủa Chùa nhận được 33 đơn đề nghị giải quyết TCĐĐ tuy nhiên tại cơ sở mới chỉ hòa giải được 10 vụ chỉ chiếm 30,30% tổng số vụ tranh chấp. Điển hình như tại xã Mường Báng, Xá Nhè, Tả Phìn, Tủa Thàng,

Mường Đum, Thị trấn Tủa Chùa, Tả Sình Thàng, Sín Chải, Sính Phình trong giai đoạn 2012- 2014 xảy ra tranh chấp nhưng cơ sở đều không hòa giải thành công, một số xã khác có tỷ lệ hòa giải thành công chỉ đạt 25% – 50%. Nguyên nhân là trong quá trình hòa giải tại cơ sở nhận thức pháp luật cũng như nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tại UBND cấp xã còn hạn chế. Nhiều nơi UBND xã không chịu thực hiện việc hòa giải. Ở một số nơi lại thực hiện hòa giải qua quýt, không đúng thủ tục. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, cho nên không có nhiều thời gian dành cho việc tiếp cận đối tượng để hòa giải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hòa giải cũng chưa được quan tâm. Các vụ TCĐĐ mà các tổ hòa giải ở cơ sở, UBND xã hòa giải thành là các vụ việc đơn giản, cơ sở pháp lý để giải quyết tương đối rõ ràng (quy định trong các văn bản pháp luật về đất đai, có lưu giữ trong hồ sơ địa chính) hoặc các bên là những người có thiện chí hòa giải. Đối với các vụ việc phức tạp thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết thì UBND cơ sở khó có thể hòa giải được.

4.4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng. Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng.

Bảng 4.11: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 theo đối tượng sử dụng

Đối tượng Tổng số vụ Đã giải quyết Tỷ lệ (%)

Hộ gia đình, cá nhân 32 32 100

Tổ chức 1 1 100

Tổng 33 33 100

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Tủa Chùa)

Từ bảng 4.11 cho thấy số vụ TCĐĐ nhiều nhất trong giai đoạn 2012 - 2014 thuộc về đối tượng hộ gia đình cá nhân với tổng số vụ là 32 vụ với tỷ lệ

giải quyết khá cao, chiếm 100% tổng số vụ và số vụ ít nhất thuộc về đối tượng tổ chức với tổng số vụ là 1, tỷ lệ giải quyết chiếm 100% tổng số vụ.

4.4.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo loại đất. Tủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo loại đất.

Bảng 4.12: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 theo loại đất.

Loại đất Tổng số vụ Đã giải quyết Tỷ lệ (%)

Đất ở 5 4 80

Đất nông nghiệp 20 19 95

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

8 7 87,5

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Tủa Chùa)

Qua bảng 4.12 ta thấy tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 phân theo loại đất khá cao. Trong đó tranh chấp đối với đất nông nghiệp xảy ra nhiều nhất với tổng số vụ xảy ra là 20 vụ, do phần đa là người dân canh tác nông nghiệp, khi tác động đến quyền lợi của họ thì rất dễ dàng xảy ra tranh chấp trên loại đất này. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải quyết tranh chấp trên đất nông nghiệp cũng khá cao (chiếm 95% tổng số vụ tranh chấp đất nông nghiệp). Bên cạnh đó, số vụ tranh chấp trên loại đất có giá trị cao như đất ở cũng xảy ra với số lượng nhiều là 5 vụ, tỷ lệ giải quyết chiếm 80% tổng số vụ tranh chấp trên đất ở. Tỷ lệ giải quyết cao nhất là đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chiếm 87,5% tổng số vụ tranh chấp trên loại đất này.

4.4.5. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyệnTủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền. huyệnTủa Chùa giai đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền.

Nhìn chung công tác giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền của UBND bộc lộ nhiều ưu điểm như: việc giải quyết các TCĐĐ tại UBND sẽ nhanh gọn và ít tốn kém vì UBND vừa là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với 1 đội

ngũ cán bộ địa chính nắm bắt tình hình quản lý và sử dụng đất một cách chính xác và kịp thời, vừa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết TCĐĐ cho nên việc xác minh, thu thập chứng cứ cho vụ kiện sẽ nhanh chóng và sát thực hơn.

Tuy nhiên việc giải quyết TCĐĐ tại UBND huyện cũng còn rất nhiều khó khăn:

- Việc đo đạc đất đai của các cơ quan có thẩm quyền khi lập bản đồ địa chính cho cá nhân, hộ gia đình trong từng thời kì thiếu chính xác gây khó khăn cho cơ quan giải quyết.

- Năng lực, trình độ nghiệp vụ của 1 số cán bộ quản lý đất đai các cấp vẫn còn yếu, đặc biệt là cấp cơ sở, dẫn đến 1 số vụ việc để kéo dài, kết quả giải quyết TCĐĐ còn hạn chế. Cán bộ giải quyết TCĐĐ thuộc hệ thống UBND là những người không chuyên, được đào tạo pháp luật chưa kỹ còn thiếu kinh nghiệm.

- Việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn kém, ý thức pháp luật chưa cao.

Bảng 4.13: Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 theo thẩm quyền.

Năm Số

vụ

UBND xã UBND huyện Tòa án nhân dân cấp huyện UBND cấp tỉnh Đã giải quyết Tỷ lệ (%) Đã giải quyết Tỷ lệ (%) Đã giải quyết Tỷ lệ (%) Đã giải quyết Tỷ lệ (%) 2012 11 3 25 5 42 4 33 0 0 2013 12 3 30 4 40 3 30 0 0 2014 10 4 36,40 3 27,30 3 27,30 1 9,00 Tổng 33 10 30,30 12 36,36 10 30,30 1 3,03

Luật Đất đai 2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND như sau: TCĐĐ đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.( Quốc hội, 2013, Luật Đất đai 2013, NXB HỒNG ĐỨC)

- Thủ tục giải quyết TCĐĐ tại Tòa án

+ Điều kiện khởi kiện vụ án TCĐĐ tại Tòa án:

Những TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.Theo quy định của Điều 203 Luật Đất đai và Điều 160 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì trước khi những TCĐĐ được giải quyết tại Tòa án, các bên phải tiến hành việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, nếu hòa giải không thành thì TCĐĐ sẽ do Tòa án giải quyết với hai điều kiện sau:

Thứ nhất là: đương sự có GCNQSDĐ. Theo quy định của Điều 3, Luật Đất đai thì GCNQSDĐ là GCN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Thứ hai là: đương sự tuy không có GCNQSDĐ nhưng có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai.

+ Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ:

Việc giải quyết TCĐĐ tại Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, cụ thể là khi có TCĐĐ phát sinh thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tranh chấp về đất đai tại Toà án có thẩm quyền. Khi làm đơn khởi kiện, người khởi kiện phải chấp hành quy định tại Điều 164 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau: nộp trực

tiếp tại Toà án; gửi đến Toà án qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu của bưu điện nơi gửi. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và Toà án sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp đơn khởi kiện không đủ các nội dung trên thì Toà án sẽ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)