Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 28 - 31)

a, Diện tích

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 huyện Tủa Chùa, tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 68.526,45 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.898,95 ha, chiếm 80,11% DTTN; đất phi nông nghiệp 2.478,12 ha, chiếm 3,62 % DTTN, đất chưa sử dụng 11.149,38 ha, chiếm 16,27% DTTN.

b, Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo hệ thống phân loại đất áp dụng cho bản đồ đất tỷ lệ lớn của Việt Nam, huyện Tủa Chùa có 3 nhóm đất chính với các loại đất sau:

- Nhóm đất phù sa: Trong nhóm đất này có một loại đất phù sa ngòi suối

(Py), diện tích 638,77 ha, chiếm 0,93% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất hình thành do sự lắng đọng phù sa của các con suối từ các ngọn núi đá vôi hoặc núi đá cát thuộc địa bàn xã Tủa Thàng, có thành phần cơ giới thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền, độ phì nhiêu khá. Tuy diện tích không nhiều, nhưng loại đất này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn huyện miền núi như Tủa Chùa, nhưng do thường thiếu nước nên năng suất lúa thấp và bấp bênh, có nơi chỉ trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu.

- Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hóa của đá phiến và đá vôi, phân bố rộng trên các vùng đồi núi thấp ở độ cao < 900 m, với tổng diện tích khoảng 29.526,19 ha, gồm các loại sau:

+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích 1.797,80 ha, chiếm 2,62% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố tập trung tại các dải núi đá vôi thấp của các xã Sín Chải, Huổi Só. Đất hình thành và phát triển trên đá vôi, có thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ và đạm trung bình. Khu vực tập trung loại đất này thường có địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc nên đất

thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa và bị khô hạn vào mùa khô.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Phân bố trên các dãy núi thấp thuộc các xã Sín Chải, Tủa Thàng, Mường Đun, Xá Nhè, Tả Phìn, Sính Phình và Mường Báng, diện tích vào khoảng 13.570,31 ha, chiếm 19,80% diện tích tự nhiên của huyện. Hầu hết đất đỏ vàng phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét; trong điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc, thường bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa và bị khô hạn vào mùa khô. Loại đất này có tầng canh tác mỏng thích hợp với một số loại cây trồng công nghiệp và dược liệu.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố ở địa hình phức tạp, chia cắt, dốc nhiều thuộc địa bàn các xã Mường Báng, Xá Nhè, Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng. Tổng diện tích của loại đất này trên địa bàn huyện vào khoảng 5.227,58 ha, chiếm 7,63% diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, sét vật lý rửa trôi mạnh theo chiều sâu. Nhiều nơi nhân dân đã trồng ngô, đậu đỗ, lúa nương, chuối,… Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên loại đất này không lớn.

+ Đất nâu đỏ trên đá mắcma bazơ trung tính (Fk): Diện tích 6.081,80 ha, chiếm 8,88% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở Huổi Só, Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tủa Thàng, Trung Thu. Đất hình thành và phát triển trên đá bazan trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thoát nước tốt, hoạt động phong hóa mạnh nên tầng đất mịn dày, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

-Ngoài ra, trong nhóm đất này còn có các loại đất:

+ Đất đỏ vàng trên đá mắcma axit (Fa): Diện tích 1.289,60 ha,chiếm 1,88% diện tích tự nhiên của huyện.

+ Đất nâu tím trên đá sét màu tím (Fe): Diện tích 1559,10 ha, chiếm 2,28% diện tích tự nhiên của huyện.

nơi có khí hậu lạnh và ẩm, với diện tích khoảng 33.880,14 ha, phân bố trên địa bàn các xã Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Lao Xả Phình, Trung Thu, Sính Phình. Nhóm này có 3 loại đất chính:

+ Đất mùn vàng trên đá phiến sét (Hs): Loại đất này được phân bố trên vùng núi cao >90m, tập trung chủ yếu tại các xã Sín Chải, Tả Sìn Thàng, và Sính Phình với diện tích 15.034,74 ha, chiếm 21,94% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đây là loại đất rất thích hợp với cây chè Shan, một loại cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao.

+ Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv): Là loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất chua, hàm lượng hữu cơ lớn, giàu đạm và lân tổng số. Theo nghiên cứu, đây là loại đất thích hợp đối với cây chè Shan tuyết. Diện tích của loại đất này có khoảng 3.559,30 ha, chiếm 5,19% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở khu vực xã Sính Phình, Tủa Thàng.

+ Đất mùn vàng trên đá cát (Hq): Hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, khí hậu lạnh, tập trung chủ yếu ở Sính Phình, Tả Phìn và Tả Sìn Thàng, có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô chiếm tỷ lệ lớn, có diện tích khoảng 11.083,30 ha, chiếm 16,17% diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp (bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn), kết hợp trồng rừng với trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế.

+ Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ trung tính (Hk) với diện tích khoảng 4.202,80 ha, chiếm 6,13% diện tích tự nhiên của huyện. Đất phân bố chủ yếu ở các xã Lao Xả Phình, Sín Chải, Tả Sìn Thàng. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên khá, nhưng đất ở cao, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Vì vậy, hướng sử dụng chính trên loại đất này là khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Ngoài 3 nhóm đất chính nêu trên, trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn có các nhóm đất sau:

+ Nhóm đất đen: Bao gồm 2 loại đất là đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và bazan (Ru) và đất đen trên sản phẩm bồi tụ của

cacbonat (Rdv). Nhóm đất này tập trung chủ yếu tại khu vực xã Tủa Thàng với

tổng diện tích 1.227,01 ha, chiếm 1,79% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

+ Nhóm đất dốc tụ: Bao gồm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), với diện tích khoảng 1.330,04 ha, chiếm 1,94% diện tích tự nhiên của huyện, thuộc xã Tủa Thàng.

- Ngoài các nhóm đất trên, diện tích tự nhiên của huyện còn bao gồm núi đá (582,96 ha, chiếm 0,85%) và sông, suối (1.341,34 ha, chiếm 1,96%).

- Nhìn chung, đất đai huyện Tủa Chùa nằm ở khu vực có độ dốc lớn, dễ xảy ra tình trạng rửa trôi, xói mòn gây suy thoái. Phần lớn diện tích đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp (trồng rừng); diện tích đất nông nghiệp hiện nay cơ bản là đất nương rẫy, luân canh ngô, lúa nương và các loại đậu đỗ, song hiệu quả sản xuất chưa cao. Cần kết hợp các kỹ thuật canh tác, lựa chọn giống cây trồng phù hợp trong công tác quản lý, sử dụng đất đai để đảm bảo hiệu quả sản xuất, giữ gìn và cải tạo nguồn tài nguyên đất của địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên giai đoạn 2012 2014 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)