6. Bố cục của khóa luận
3.2.3. Bài học của Đảng bộ địa phương về việc vận dụng đường
Trung ương Đảng
Vận dụng đường lối, nhiệm vụ, phương châm của Trung ương Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương để xác định đúng đắn yêu cầu, nội dung và hình thức đấu tranh với kẻ thù là điều kiện cơ bản để giành thắng lợi. Đường lối, chủ trương, phương châm của Trung ương Đảng là kim chỉ nam chỉ đạo các cán bộ địa phương hoạt động. Những nghị quyết của Đảng chỉ có thể trở thành hiện thực khi từng đảng bộ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và phát động được toàn thể quần chúng phấn đấu thực hiện bằng một cao trào rộng lớn, mạnh mẽ.
Tính sáng tạo của Đảng bộ địa phương trước hết là xác định đúng yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, từ đó tìm ra những hình thức tổ chức thực hiện cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng của quần chúng, huy động được sức mạnh to lớn của quần chúng và phong trào cách mạng.
Cuộc Tổng bãi công tháng 11/1936, phong trào bãi công ở Uông Bí – Vàng Danh năm 1938…giành thắng lợi đã làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng mạnh mẽ vào sự lãnh đạo của Đảng, đẩy khí thế cách mạng lên cao.
Tăng cường công tác giáo dục nhiệm vụ và phương châm đấu tranh của Đảng cho quần chúng, làm cho phong trào quần chúng phát triển đúng hướng, mở rộng mặt trận đấu tranh, đẩy kẻ thù đến chỗ bị cô lập và thất bại.Việc huy động hàng vạn quần chúng tham gia đấu tranh là việc hết sức khó khăn.Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo biết thống nhất ý chí và hành động làm cho phong trào thực sự có sức mạnh thì việc đề cao ý thức tổ chức kỷ luật là việc hết sức quan trọng.
Sau khi đã có nhiệm vụ và phương châm đấu tranh đúng đắn thì việc xây dựng và tổ chức cán bộ lãnh đạo là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa
quyết định đến phong trào quần chúng đấu tranh giành thắng lợi. Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ đã có chủ trương rất đúng đắn kết hợp giữa việc đưa cán bộ vào khu mỏ với việc đào tạo cán bộ tại chỗ, tạo thành một đội ngũ những người cộng sản vừa có trình độ lý luận, vừa có năng lực thực tiến để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh đã có những đặc điểm, thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm riêng. Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong cuộc vận động dân chủ trong thời kỳ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở nước ta. Công nhân và nhân dân lao động Quảng Ninh đã tham gia một cách tích cực vào cuộc đấu tranh rộng lớn ấy và đạt được những thắng lợi vẻ vang, xây đắp nên truyền thống kiên cường, bất khuất và đoàn kết đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động khu mỏ. Truyền thống quý báu đó và những bài học mà Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh đã thu được trong thời kỳ cách mạng 1936 – 1939 đã trở thành vũ khí sắc bén trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Quảng Ninh.
KẾT LUẬN
1. Với ưu thế về kinh tế và chính trị, Quảng Ninh sớm đã bị các nước tư bản thực dân nhòm ngó. Thực dân Pháp đã từng bước thâu tóm toàn bộ khu mỏ dưới sự cai trị của chúng. Đời sống của công nhân, thợ thuyền ngày càng điêu đứng. Do đó, công nhân đã đứng dậy đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc của thực dân chủ mỏ.
2. Từ năm 1930, Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào công nhân cả nước nói chung và công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh nói riêng tiến hành đấu tranh chống lại kẻ thù. Trong những giai đoạn 1930 – 1931 và 1932 - 1935, Đảng đã chú trọng đến việc cử các cán bộ về khu mỏ để gây dựng những cơ sở Đảng trong quần chúng công nhân. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - sau này có thời kỳ là Tổng bí thư của Đảng – đã ra mỏ Mạo Khê, Vàng Danh để thâm nhập vào công nhân, thực hiện “vô sản hóa” gây dựng cơ sở cách mạng. Các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ và nhiều cán bộ cốt cán khác của Đảng cũng được cử về vùng mỏ hoạt động. Nhiều chi bộ cộng sản và tổ Công hội đỏ được thánh lập ở các mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, Mạo Khê, Cửa Ông, Vàng Danh…
3. Từ những bước chuẩn bị đầu tiên, những phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được ngày càng nhiều những thắng lợi to lớn, đặc biệt là cuộc tổng bãi công của 3 vạn công nhân thuộc Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ SFCT tháng 11/1936.
4. Trong năm 1937, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng vạn công nhân Vàng Danh, Uông Bí, Mạo Khê cũng liên tục đấu tranh, bãi công, biểu tình đòi tăng lương, cải thiện đời sống hàng ngày, cải thiện điều kiện làm việc. Những chi nhánh báo tiến bộ được xuất bản tuyên truyền giác ngộ đường lối của Đảng đến với công nhân…
5. Trong những năm tiếp theo, Đảng đã lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Dân chủ năm 1938, đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong năm 1939, sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động quần chúng…
Phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than nói riêng và của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói chung trong giai đoạn 1936 – 1939 diễn ra sôi nổi vàgóp phần cùng với các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trên cả nước giành thắng lợi.Truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của công nhân và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được phát huy trong những năm 1940 – 1945 và nhất là trong cao trào Cách mạng tháng Tám.
Xuyên suốt những giai đoạn lịch sử của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công nhân và toàn thể nhân dân lao động tỉnh Quảng Ninh đã cùng với nhân dân cả nước làm nên những thàng tích to lớn, đánh thắng những tên đế quốc thực dân sừng sỏ trên thế giới, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, giành độc lập thống nhất Tổ quốc, hăng hái lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội, nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp cao cả nhất của loài người là chủ nghĩa cộng sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bác Hồ với công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh (1971), Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh xuất bản.
2. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1980), Những sự kiện lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh 1928 – 1955.
3. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1985), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập I (1928 – 1945).
4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh(1986), Cuộc tổng bãi công của 3 vạn thợ mỏ Quảng Ninh trong cao trào cách mạng 1936 – 1939.
5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh (1986), Cuộc tổng bãi công tháng 11 năm 1936 của công nhân thuộc công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ.
6. Nguyễn Khắc Đạm (1957), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa Hà Nội xuất bản.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6 (1936 – 1939), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
8. G. Đimitơrốp (1961), Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội.
9. Trần Văn Giàu (1961), Giai cấp công nhân Việt Nam – sự phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, Hà Nội. 10.Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản
thành lập đến cách mạng thành công, Tập II (1936 – 1939), NXB Sự thật, Hà Nội.
12.Hành trình than Việt Nam – niềm tự hào của người thợ mỏ(2006), NXB Thông tấn.
13.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia.
14.Đinh Xuân Lâm (2011), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam.
15.V.I.Lênin toàn tập(1978), Tập 30, NXB Tiến bộ Moskva. 16.Lê-nin – Bàn về bãi công (1962), NXB Sự thật Hà Nội.
17.Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh(1996), Lịch sử công nhân khu mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975.
18.Nguyễn Quang Ngọc (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
19.Nguyễn Hồng Phong (2003), Địa chí Quảng Ninh, NXB Thế giới.
20.Thi Sảnh (1974), Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh (1883 – 1945),Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản.
21.Sơ thảo lịch sử phong trào công nhân mỏ Mạo Khê (1971), Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản.
22.Phạm Đình Tân (1957), Chủ nghĩa đến quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, NXB Sự thật, Hà Nội.
23.12/11/1936 - Tự hào và Trách nhiệm (1996), Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh xuất bản.
Tài liệu Internet:
24.http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=0 &cn_id=256731
25.http://www.baoquangninh.com.vn/chinh-tri/tin-tuc/201011/Tong-bai- cong-cua-tho-mo-nam-1936-2130270/
26.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Danh-nhan-viet- nam/2011/14042/Phat-huy-truyen-thong-ve-vang-Tap-doan-cong-nghiep- Than.aspx 27.http://www.thanuongbi.vn/tabid/326/NewID/547/Default.aspx 28.http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_D%C3%A2n_ch%E1% BB%A7_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng_(1936-1939) 29.http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view &id=1062&Itemid=69