6. Bố cục của khóa luận
2.2.4. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong khu mỏ năm
Tháng 5/1939, chi nhánh báo Đời nay ở Uông Bí được thánh lập.Đời nay là tờ báo công khai của Đảng do đồng chí Trần Huy Liệu phụ trách. Tháng 5/1939, đồng chí Tô Hiệu, Bí thư Ban Cán sự liên tỉnh B (gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên) giao nhiệm vụ cho đồng chí Tô Điền ra Uông Bí phụ trách chi nhánh báo Đời nay, dùng sách báo để tuyên truyền, vận động quần chúng.
Trụ sở của chi nhánh báo Đời nay ở Uông Bí đặt tại ngôi nhà 2 tầng giữa thị xã.Đối diện với trụ sở, cách một bãi đất trống là sở mật thám Uông Bí.Bọn mật thám rất tức tối nhưng không làm gì được.
Ngoài việc phát hành báo Đời nay, chi nhánh còn phát hành các báo Tin tức, Dân chúng… Riêng báo Đời nay, mỗi lần chi nhánh phát hành trên dưới 200 tờ.Báo được phát hành rộng rãi ở Uông Bí, Đền Công và Vàng Danh.
Chi nhánh thường mang sách báo đến các xóm thợ để bàn và nói chuyện thời sự cho anhem công nhân.Cơ quan phát hành sách báo công khai của Đảng được thành lập ở vùng mỏ đã góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền giác ngộ công nhân. Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của sách báo cách mạng, tên Méc-lô công sứ Quảng Yên không cho chi nhánh được hoạt động ở Vàng Danh.Đến tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Báo
Đời nay bị buộc phải đóng cửa.Chi nhánh báo Đời nay ở Uông Bí cũng ngừng hoạt động.
Tháng 8/1939, chi bộ nhà máy kẽm Quảng Yên được thành lập. Nhà máy kẽm Quảng Yên là cơ sở luyện kim duy nhất ở Bắc Kỳ. Bọn tư bản Pháp khai thác quặng ở tận chợ Điền (Tuyên Quang) chuyển về nhà máy, nấu ra kẽm rồi chuyển về Pháp. Đây cũng là nơi tập trung đông công nhân.Từ những năm 1929 – 1930, trong nhà máy đã có đảng viên về gây cơ sở nhưng chưa tổ chức được chi bộ Đảng. Hoạt động ở đây do Đảng ủy Uông Bí – Đông Triều lãnh đạo. Năm 1931, trong đợt khủng bố trắng, địch đã phát hiện và triệt phá hết các cơ sở cách mạng.
Đầu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Luận (tức Trần Danh Tuyên) là đảng viên bị lộ ở Bến Thủy đã về đây hoạt động.Đồng chí đi sâu giác ngộ, tuyên truyền, tổ chức công nhân đấu tranh đòi chủ nhà máy phải cải thiện đời sống.Qua thử thách, đồng chí chọn được những quần chúng ưu tú để gây dựng cơ sở Đảng trong nhà máy.
Tháng 8/1939, chi bộ Đảng Nhà máy kẽm được thành lập gồm 5 đảng viên do đồng chí Nguyễn Văn Luận làm bí thư. Từ khi thành lập chi bộ Đảng, phong trào công nhân phát triển ngày càng mạnh. Ban Cán sự liên tỉnh B thường cử các cán bộ về huấn luyện chính trị cho đảng viên và chỉ đạo công tác của chi bộ Nhà máy kẽm.
Tháng 12/1939, Ban Cán sự liên tỉnh B đưa cán bộ về vùng Hòn Gai – Cẩm Phả gây cơ sở.Từ cuối năm 1938, con đường liên lạc giữa cơ sở Đảng ở vùng mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả với bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Địch kiểm soát chặt chẽ các con đường vào mỏ hòng ngăn chặn các cán bộ của ta từ ngoài vào hoạt động.Trước tình hình đó, đồng chí Hoàng Văn Trành được Ban Cán sự liên tỉnh cử về Hòn Gai – Cẩm Phả chắp nối liên lạc.Đồng chí đã tìm mọi cách móc nối với những cơ sở mà trước đây đồng chí Hoàng Văn Thụ đã gây dựng. Do địch khủng bố gắt gao, đầu năm 1940, đồng chí bị bắt. Ban Cán sự liên tỉnh tiếp tục cử các cán bộ khác về đây hoạt động. Họ đã gây được cơ sở trong công nhân trên các tàu thủy chạy luồng Hải Phòng - Hòn Gai - Móng Cái và đồng bào đánh cá ven biển để tìm đường vào mỏ xây dựng phong trào.
Cuối năm 1939, sự chỉ đạo của Liên tỉnh B đối với phong trào cách mạng khu mỏ có sự thay đổi.Cuối tháng 12/1939, Ban Cán sự liên tỉnh B đã họp hội nghị nghiên cứu nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6. Đồng chí Tô Hiệu, Bí thư Ban Cán sự đã điều khiển hội nghị.
Quán triệt phương châm chỉ đạo chiến lược của Trung ương và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, “hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ mới cho phong trào cách mạng vùng mỏ như sau:
- Chuyển sang hoạt động bí mật.
- Nắm chắc đầu mối liên lạc để củng cố, phục hồi và phát triển cơ sở cách mạng vùng Hòn Gai – Cẩm Phả - nơi tập trung công nhân, có truyền
thống cách mạng. Muốn vậy, phải phát triển cơ sở Đảng ở Quảng Yên và Uông Bí để làm bàn đạp tiến vào vùng mỏ.
- Phải duy trì tiếng nói của Đảng, nhất là những ngày kỷ niệm cách mạng để quần chúng vững tin, chống lại sự xuyên tạc của địch là đã phá được Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Tiếp tục duy trì phong trào đấu tranh ở Hải Phòng, Quảng Yên, Hòn Gai…để giữ lấy những quyền lợi đã giành được trong thời kỳ trước, đồng thời cũng là để rèn luyện quần chúng”[2,tr.94].
Những chủ trương của Ban Cán sự liên tỉnh đã đáp ứng kịp thời phong trào cách mạng của vùng mỏ trong thời kỳ mới.
Căn cứ vào tình hình chính trị đang diễn ra khẩn trương trên toàn thế giới và trong nước, Trung ương Đảng chủ trương đưa cán bộ, đảng viên vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn kết hợp với việc duy trì cơ sở bí mật ở thành thị, đẩy mạnh phong trào cả ở nông thôn và thành thị, chuẩn bị bước vào giai đoạn đấu tranh mới, gay go và quyết liệt hơn.
Cùng với phong trào cả nước, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng đến đây kết thúc để chuyển lên hình thức đấu tranh cao hơn, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, từ năm 1936 đến năm 1939, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than tình Quảng Ninh tiến hành đấu tranh dưới mọi hình thức đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Bằng những chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời, thông qua những đảng viên ưu tú được cử về hoạt động tại khu mỏ, Đảng đã lãnh đạo công nhân mỏ than Quảng Ninh tiến hành Tổng bãi công tháng 11/1936 giành thắng lợi; tiến hành
bãi công, mít tinh, biểu tình đòi cải thiện đời sống trong năm 1937; lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Dân chủ năm 1938 và đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong khu mỏ năm 1939.
Với công tác lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh nói riêng và lãnh đạo nhân dân cả nước nói chung, Đảng ta đã đưa phong trào cách mạng cả nước lên cao, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình trong giai đoạn 1936 – 1939, tạo điều kiện cơ bản cho những thắng lợi to lớn hơn trong giai đoạn sau.
Chương 3
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM