6. Bố cục của khóa luận
3.2.2. Bài học về tinh thần đoàn kết đấu tranh và ý thức tổ chức kỷ
Cuộc tổng bãi công để lại một bài học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với bản thân những người công nhân mỏ và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh là bài học về tinh thần đoàn kết đấu tranh và ý thức tổ chức kỷ luật.
“Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta sẽ thắng” là lời kêu gọi bãi công ở Cẩm Phả, cũng là khẩu hiệu kêu gọi và khẩu hiệu hành động của người thợ mỏ trong tổng bãi công tháng 11/1936.Lần đầu tiên ở Đông Dương, giai cấp vô sản đã giành được một thắng lợi rực rỡ, lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng sự kháng cự của bọn chủ mỏ.
Trong cuộc đấu tranh với chính quyền thực dân và bọn chủ mỏ, người thợ đã nêu cao tinh thần đồng cam cộng khổ và tình yêu thương giai cấp của mình.Vũ khí của họ là sức mạnh đoàn kết, buộc kẻ thù phải nhượng bộ và chấp nhận yêu sách đấu tranh.
Trong cuộc tổng bãi công, thực dân Pháp còn luôn đẩy người thợ đi vào đấu tranh bất hợp pháp để lấy cớ đàn áp, khủng bố và phá hoại phong trào.Nhưng người thợ mỏ đã đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, không manh động và đấu tranh kiên quyết đến mục tiêu đòi tăng lương và cải thiện chế độ làm việc.Như vậy, lần đầu tiên ở Đông Dương, giai cấp vô sản đã giành được một thắng lợi rực rỡ, lần đầu tiên kỷ luật vô sản đã thắng được sự kháng cự của bọn chủ mỏ.Tất cả thợ mỏ đều quyết tâm chiến thắng. Họ đã hiểu phải xiết chặt hàng ngũ để đạt kết quả mong muốn.
Bài học về kỷ luật và đồng tâm không chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh cách mạng khi ta chưa giành được chính quyền mà còn có ý nghĩa lớn trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ngay cả trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bài học ấy phát huy giá trị để nhanh chóng đưa vùng mỏ Quảng Ninh vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị mà Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ yêu cầu.