Đảng lãnh đạo xây dựngĐoàn Thanh niên Dân chủ năm

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1936 - 1939 (Trang 51 - 53)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3.Đảng lãnh đạo xây dựngĐoàn Thanh niên Dân chủ năm

Tháng 3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và nhận định: “ Bắc Kỳ, Đảng chưa vào được các cơ sở vận tải và các xí nghiệp lớn, mà nhất là vùng mỏ lớn như Hòn Gai”[2,tr.84].

Sau Hội nghị, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử cán bộ về khu mỏ gây dựng cơ sở và chắp nối liên lạc. Tháng 5/1938, đồng chí Nguyễn Đức Du được cử về bám đất Hòn Gai, lập những tổ chức thấp như: Ái hữu, tương tế, chơi họ, bóng đá, dùng sách báo tuyên truyền giáo dục, xây dựng cơ sở quần chúng chuẩn bị cho việc gây dựng cơ sở Đảng. Được sự giúp đỡ của các anh chị em công nhân, các cán bộ của Đảng đã nhanh chóng bám được đất Hòn Gai, tổ chức

được một số quần chúng vào nhóm học chữ quốc ngữ, tạo điều kiện để Xứ ủy đưa thêm cán bộ về mỏ hoạt động.

Sau khi chi bộ Đảng Uông Bí – Vàng Danh được phục hồi.Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng lên cao. Chi bộ Đảng đã thành lập ban lãnh đạo đình công và vận động được hầu hết công nhân ở các cơ sở sản xuất tham gia đấu tranh.

Ngày 4/7/1938, 2000 công nhân Uông Bí đã nhất loạt nghỉ việc để kéo lên chỗ làm việc của chủ mỏ đưa yêu sách.

- Phải tăng lương cho thợ.

- Tiền lương hàng năm phải trả đủ.

- Học việc 3 năm được công nhận là thợ chính. - Không được đuổi đại biểu thợ…

Trước sức mạnh đoàn kết của công nhân, chủ mỏ buộc phải chấp nhận những yêu sách đó.

Tháng 7/1938, Đoàn Thanh niên Dân chủ đã họp hội nghị đại biểu ở Hà Nội để bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau đó, Trung ương Đoàn đã cử cán bộ về Uông Bí để xây dựng cơ sở Đoàn.

Cuộc họp thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Uông Bí được tổ chức tại khu rừng thông thuộc xã Nam Khê. Sau khi đồng chí Bí thư chi bộ Đảng tuyên bố lý do, đồng chí cán bộ của Trung ương Đoàn đã trình bày mục đích, giải thích một số điểm trong điều lệ của Đoàn Thanh niên Dân chủ và thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tuyên bố công nhận tổ chức Đoàn Uông Bí. Đồng chí Trần Thành Ngọ, thợ nguội tại xưởng máy Uông Bí được cử làm bí thư Đoàn.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Đoàn đã thu hút, tập hợp thanh niên dưới nhiều hình thức như thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ. Hoạt động của Đoàn là tham gia vào các cuộc đấu tranh do Đảng phát động đòi quyền lợi

cho công nhân, đòi có công ăn việc làm, đòi trả lương đúng hạn, chống đánh đập, cúp phạt, đòi tự do ngôn luận, tự do học hành, hội họp, đi lại. Đoàn đã làm tròn nhiệm vụ nòng cốt trong các phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tháng 8/1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ được Xứ ủy Bắc Kỳ cử ra hoạt động ở vùng mỏ. Tháng 9/1938, đồng chí vào mỏ Hà Lầm. Để tránh sự theo dõi của bọn mật thám, đồng chí Hoàng Văn Thụ vào làm phu đủn máng than. Đồng chí nhanh chóng hòa mình vào với cuộc sống của anh chị em công nhân. Trong gần 2 tháng ở đất mỏ, đồng chí đã tổ chức được nhiều nhóm quần chúng trung kiên, lập ra những tổ học văn hóa, tổ đọc báo (đọc các báo của Đảng xuất bản công khai như Tin tức, Dân chúng…). Dựa vào những tổ chức này, đồng chí đã tuyên truyền, giác ngộ giai cấp cho công nhân mỏ, tiến lên xây dựng cơ sở Đảng ở Hà Lầm.

Sau hội nghị Xứ ủy cuối năm 1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ được điều về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Trước khi rời khỏi Hà Lầm, đồng chí đã góp nhiều ý kiến với những đồng chí hoạt động ở mỏ về công tác vận động, giáo dục, tổ chức công nhân và hướng dẫn con đường liên lạc về Xứ ủy.

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1936 - 1939 (Trang 51 - 53)