Thay đổi cơ chế tuyển chọn và bảo vệ đề tài nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 74 - 79)

Đây là vấn đề then chốt trong việc khuyến khích giảng viên, các nhà nghiên cứu đầu tư cho NCKH. Hiện nay, ở Việt Nam ngày càng có nhiều cán bộ nghiên cứu có khả năng và được đào tạo từ những trường có uy tín ở nước ngoài. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là các cán bộ giảng dạy chưa mặn mà với hoạt động NCKH.

Tiến sĩ Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho biết: “Không phải giảng viên không mặn mà với nghiên cứu nhưng những cái khó về mặt cơ chế quản lý như việc xét duyệt đề tài, phân bổ ngân sách, thanh toán tài chính... khiến họ bị nản. Thêm vào đó, sự thiếu thốn về trang thiết bị, phòng thí nghiệm, hóa chất cũng hạn chế việc nghiên cứu”.

Trong khi lý do các Trường, Viện đưa ra là thiếu kinh phí cho NCKH, ngược lại, phía cơ quan quản lý lại cho biết trên thực tế tiền dành cho NCKH

70

phải hoàn trả lại Nhà nước vì không phân phối hết cho các đề án nghiên cứu. Bằng chứng là tại hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giảng viên ĐH tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12.2010, đã thống kê rõ: Năm 2007, Bộ Khoa học - Công nghệ trả lại cho ngân sách nhà nước 125 tỉ đồng vì không giải ngân hết cho các đề án nghiên cứu. Trước đó, năm 2006, Bộ Khoa học - Công nghệ cũng hoàn trả số tiền lên đến 321 tỉ đồng![5]

Tiến sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Tôi nghĩ môi trường làm việc là một vấn đề, một rào cản cho khoa học ở nước ta. Môi trường “hành là chính” làm nhụt ý chí của biết bao nhà nghiên cứu trẻ. Chẳng những thế, ngay cả cách thức chọn đề tài nghiên cứu, cách duyệt đề tài, cách nghiệm thu, tiêu cực trong xét duyệt đề tài, v.v. cũng làm cho nhà khoa học trẻ có tự trọng không dám dấn thân vào khoa học. Nhiều người trong thành viên trong các hội đồng “ngồi nhầm chỗ”, nhưng lại có tiếng nói quan trọng mang tính quyết định sự thành bại của một đề tài. Có nhiều đề tài nghiên cứu đáng được tài trợ nhưng không được tài trợ; ngược lại, có những đề tài được tài trợ một số tiền rất lớn nhưng tính khả thi thì rất thấp. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam tuy không cao, nhưng không phải là chưa đầy đủ; vấn đề là cách phân phối tài trợ sao cho công minh và đúng chuẩn mực khoa học.

Ông Nguyễn Bích San còn nói: “Tôi còn thấy tồn tại một sự kỳ thị trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Rất nhiều thầy cô rất bảo thủ, không chịu học hỏi cái mới, nên lạc hậu. Nhưng khi nghiên cứu sinh học cái mới thì các thầy cô không chấp nhận, thậm chí còn làm khó một cách rất thấp những nghiên cứu sinh nào dám phản biện ý kiến lạc hậu của họ. Ngoài ra, có quĩ nghiên cứu có qui định chỉ tài trợ cho những người có bằng tiến sĩ, mà không quan tâm nâng đỡ những người có bằng cấp thấp hơn. Tôi xem đó là hình

71

thức kì thị khó hiểu nhất và vô lý nhất. Tôi có những người thầy là bác sĩ (chứ chưa bao giờ có bằng tiến sĩ) nhưng tôi xem họ là bậc thầy của bậc thầy. Kỳ thị trong khoa học là điều không thể chấp nhận được”[6]. Một người có đầy đủ vị thế và kinh nghiệm trong ngành còn phải phát biểu như vậy, với những người khác còn vất vả đến đâu!

Muốn giải quyết được tình trạng này, thiết nghĩ cần học tập mô hình tuyển chọn của các tổ chức quốc tế. Trong Hội đồng xét duyệt đề tài nên mời các nhà khoa học nước ngoài làm cố vấn hay thành viên trực tiếp của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng cần được tham khảo danh mục những hướng nghiên cứu đang phổ biến trên thế giới, tránh tình trạng cấp vốn nghiên cứu cho những đề tài quá cũ, “không giống ai” như hiện nay. Cách thức bảo vệ đề tài cũng cần xem xét lại. Không nên căn cứ vào kết quả bảo vệ trong Hội đồng làm tiêu chí đánh giá đề tài mà nên căn cứ vào kết quả đăng báo quốc tế, hay ít nhất cũng là bài trình bày trong nwhnxg Hội thảo QT có uy tín (có thể dễ dàng lập dnah mục này). Nên có chế độ thưởng cho những bài có đăng được ở những tạp chí loại A, A+ ở nước ngoài.

Việt Nam là một nước nổi tiếng về truyền thống hiếu học nhưng thời gian qua, giáo dục cũng như NCKH ở Việt nam luôn tụt hạng. Theo Báo cáo mới nhât của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Giáo dục Việt Nam đã tụt hạng bậc 23 và đứng thứ 95 trong 144 quốc gia, tức là còn xếp sau cả Campuchia. Đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận để quyết tâm đổi mới nhằm cải thiện giáo dục nói chung và NCKH nói riêng nhằm cải thiện vị thế Việt nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

72 KẾT LUẬN

Trong tình hình khối lượng công tác quản lý hoạt động Khoa học Công nghệ ngày càng nhiều thì việc nâng cao chất lượng trong quản lý tại các trường Đại học sẽ là nhu cầu cấp bách vì điều này làm tăng hiệu quả của công tác quản lý. Việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là việc làm rất cần thiết, góp phần đồng bộ hóa và thống nhất hóa công tác quản lý trong các trường đại học hiện nay.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu và làm rõ được một số vấn đề bao gồm: tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động khoa học công nghê, nghiên cứu các thủ tục, qui trình quản lý mà nhà nước đã đề ra, nghiên cứu các mục tiêu cũng như chính sách mà chính phủ đề ra, tìm hiểu về những thành tựu, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ từ đó đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Ngoài ra, đề tài cũng đưa được những con số cụ thể về công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ hiện nay tại hai trường Đại học ở Việt nam là Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Tuy nhiên bên cạnh đó đề tài còn chưa làm rõ được một số vấn đề như: kinh phí được cấp cho hoạt động khoa học công nghệ hàng năm mà nhà nước cấp, những hoạt động khoa học công nghệ đã được nghiệm thu và khả năng thực hiện cũng như nguồn thu mà hoạt động khoa học công nghệ mang lại cho đất nước. Ngoài ra, trong thời gian tới tác giả sẽ cố gắng tiếp cận các thông tin của các trường đại học, tìm hiểu cặn kẽ về các vướng mắc trong việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường Đại học, từ đó tìm hướng giải quyết và ứng dụng thử nghiệm hệ thống quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại trường đại học Công nghiệp Hà nội.

73

Trong quá trình xây dựng khóa luận này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ góp ý và ủng hộ của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Kinh tế & Chính trị thế giới, người trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của tôi, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.

Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của tôi chắc còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là các thầy, cô, các chuyên gia để bài viết có hiệu quả và tính thiết thực cao.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình quản lý công nghệ - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

2.Giáo trình quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ và tài nguyên – môi trường – NXB Khoa học và kỹ thuật

3.Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT – Thông tư ban hành quy định quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ giáo dục và đào tạo

4.Công văn số 2299/ BGDĐT-KHCNMT – Thông báo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch Khoa học và công nghệ 5 năm 2011-2015.

5.Luật Khoa học công nghệ số 21/2000/QH10 ban hành ngày 09/06/2000 6.Quyết định số 1244/QĐ-TTg – Quyết định về việc phê duyệt phương

hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011- 2015

7.Bản thống kê giáo dục từ 1999 đến 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo.

8.Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT – Thông tư ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học

9.Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”

Website:

10.www.moet.gov.vn 11.www.most.gov.vn 12.www.webometrics.info

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 74 - 79)