Nhằm xây dựng Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà nội theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao, tiệm cận dần với đẳng cấp khu vực và thế giới trong tương lai, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường hướng tới những mục tiêu cơ bản:
Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập;
Đóng góp tích cực vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển doanh nghiệp của Việt Nam;
Nâng cao năng lực nghiên cứu của các giảng viên trẻ và xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực mà trường đang đào tạo và nghiên cứu;
Góp phần xây dựng Nhà trường trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới nghiên cứu về kinh tế và kinh doanh trong nước cũng như quốc tế, đồng thời trở thành một địa chỉ hấp dẫn để các học giả trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập và trao đổi ý tưởng, kết quả nghiên cứu;
Nâng cao mức thu nhập cho các cá nhân thực hiện nghiên cứu cũng như tăng cường phúc lợi cho Nhà trường.
Là một đại học được thành lập không lâu nhưng Trường Đại học Kinh tế đã và đang khẳng định được vị trí của mình ở trong nước cũng như trên thế giới. Hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế có một số đặc thù như: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Nhà trường đóng vai trò định hướng và điều phối các
50
hoạt động nghiên cứu cũng như chủ trương đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho nghiên cứu.
Hoạt động nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế phát triển theo định hướng: nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng như những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội nói riêng.
Một số kết quả tiêu biểu:
Trường Đại học Kinh tế tăng cường hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học bằng phát huy nội lực, tích cực phát triển quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Kinh tế đã nghiệm thu 3 đề tài cấp Nhà nước đạt loại xuất sắc và đang triển khai 06 đề tài cấp Nhà nước; trên 90 đề tài/đề án cấp Bộ và cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; 3 đề tài được nhận Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu Đại học quốc gia Hà nội; Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước đều tăng qua các năm. Đặc biệt, các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín ngày càng được tăng cao (các báo được xếp hạng trong ISI, SCOPUS); Xuất bản 14 đầu sách chuyên khảo.
Trường Đại học Kinh tế đã xây dựng và duy trì được các nhóm nghiên cứu đặc thù với các sản phẩm nghiên cứu chuyên biệt. Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô với sản phẩm nghiên cứu là “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam”; Nhóm nghiên cứu quản trị kinh doanh bền vững với sản phẩm nghiên cứu về lĩnh vực năng suất và chất lượng; Nhóm nghiên cứu về biến đổi khí hậu với sản phẩm lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên.
51
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được Trường Đại học Kinh tế đặc biệt chú trọng. Từ năm 2007 đến nay, sinh viên của trường đều có các công trình đạt giải cao cấp Đại học quốc gia Hà nội và Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên. (Năm 2007, 1 Giải Ba cấp Bộ và đồng Giải Vifotech; Năm 2008, 1 Giải Nhì cấp Bộ và 2 Giải Khuyến khích cấp Bộ; Năm 2009, 01 Giải Nhất cấp Bộ và đồng Giải Nhì Vifotech, 2 Giải Khuyến khích cấp Bộ; Năm 2010, 01 Giải Nhất cấp ĐHQGHN và đồng Giải Ba cấp Bộ; Năm 2011, 1 Giải Nhất cấp Bộ, 1 Giải Nhất, 01 Giải Khuyến khích cấp ĐHQGHN; Năm 2012, 1 Giải Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, 1 Giải Nhất, 1 Giải Ba, 1 Giải Khuyến khích cấp ĐHQGHN; Năm 2013, 1 Giải Nhất cấp Đại học quốc gia Hà nội và Giải Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam đang chờ xét duyệt).
Bắt đầu từ năm 2009, Trường Đại học Kinh tế đã triển khai thực hiện Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam. Đây là ấn phẩm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam hiện đại do các chuyên gia của trường thực hiện, được xuất bản thường niên với 2 ấn phẩm tiếng Việt và tiếng Anh. Đến năm 2012, chuỗi ấn phẩm đã xuất bản được 05 số và nhận được sự quan tâm đặt hàng của các cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.
Các hội nghị/hội thảo do Trường Đại học Kinh tế tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quan khách quốc tế (là các đại sứ, tham tán, các diễn giả nổi tiếng là các giáo sư, nhà khoa học,… từ nhiều nước trên thế giới); các quan chức trong nước và các nhà hoạch định chính sách). Nhà trường đã tổ chức và tham gia tổ chức thành công một số hội thảo quốc gia và quốc tế như: Hội thảo khoa học quốc tế “Sản xuất bền vững và Quản trị môi trường” được tổ chức vào tháng 10/2012; Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” được tổ chức
52
vào tháng 11/2011; Hội thảo quốc tế “Giáo dục xanh vì sự phát triển bền vững” được tổ chức vào tháng 10/2010;…
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà nội thực hiện quản lý hoạt động theo nhóm chuyên đề cụ thể, trong mỗi nhóm luôn có các nhóm trưởng nhằm nâng cao hơn về chất lượng nghiên cứu và quản lý hoạt động nghiên cứu. Đây được coi là một mô hình quản lý hợp lý tại mới, nó đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình nghiên cứu theo mục tiêu của trường. Có thể kể đến các nhóm nghiên cứu mạnh cụ thể bao gồm: Nhóm nghiên cứu Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nhóm nghiên cứu Kinh tế tài nguyên và môi trường, Nhóm nghiên cứu Lý thuyết tập mờ và phương pháp nghiên cứu định lượng, Nhóm nghiên cứu Quản lý kinh tế, Nhóm nghiên cứu Kinh tế Chính trị hiện đại, Nhóm nghiên cứu về quản trị hài hòa Đông Tây, Nhóm nghiên cứu về năng suất chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm nghiên cứu Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp / tổ chức ở Việt Nam, Nhóm Nghiên cứu về tài chính vi mô, Nhóm nghiên cứu về quản trị công ty trong ngân hàng, Nhóm nghiên cứu về Tái cấu trúc ngân hàng, Hội nhập kinh tế khu vực, Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu