Lực lượng cán bộ khoa học trong các trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 25 - 28)

Trong suốt tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người luôn là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Trong quan niệm của Mác, con người không chỉ là lực lượng “làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý

21

nghĩa”, là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội. Hơn thế nữa, con người mà hơn nữa nó là lực lượng “làm chủ đời sống xã hội của chính mình”, đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử, là lực lượng sáng tạo ra lịch sử của chính mình, lịch sử của xã hội loài người, “tự mình sáng tạo ra lịch sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác”. Từ quan niệm đó, Mác khẳng định: sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, trước hết có ý nghĩa là “sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân”. Bởi vậy, theo Mác, ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là sự phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá của con người, giải phóng con người.

Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Mác, thực chất của tiến trình lịch sử xã hội loài người là vì con người, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho con người.

Con người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục đích, động lực của sự phát triển. Phát triển con người là sự gia tăng giá trị cho con người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng lẫn thể chất. Phát triển nguồn lực con người nhằm gia tang các giá trị ấy cho con người, làm cho con người trở thành những người lao động có cả năng lực phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển giáo dục – đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định đến chất lượng con người, nền tảng của chiến lược con người. Với tư cách là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và cho lợi ích tương lai của đất nước.

22

Cùng với việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học đổi mới từ nội dung chương trình đến phương pháp đào tạo theo hương “chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường tư duy, sáng tạo, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm”. Mục tiêu của giáo dục đào tạo không chỉ là nâng cao dân trí, không chỉ là dạy nghề mà còn phải tạo ra được nền tảng học vấn cần thiết cho mọi công dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý và kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của giáo dục đào tạo là dạy người. Do vậy, gắn dạy chữ, dạy nghề với dạy người phải trở thành tư tưởng xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động, mọi lĩnh vực liên quan đến giáo dục đào tạo.

Trong các cơ sở giáo dục đào tạo thì chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định quan trọng. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trách nhiệm đang là một yêu cầu bức thiết được đặt ra. Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo phải gắn với xã hội hóa giáo dục đào tạo có nghĩa là huy động toàn bộ xã hội làm đào tạo, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Đây là một chiến lược, là điều kiện lâu dài để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo có hiệu quả và bền vững.

Cuối cùng việc đầu tư cho giáo dục cũng phải được tính toán cân nhắc. Tăng cường đầu tư cho giáo dục là quốc sách đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp trồng người đang đòi hỏi phải đổi mới cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đầu tư cho giáo dục không chỉ là đầu tư cho con người như là một phương tiện phát triển xã hội, mà còn là đầu tư cho chính mục tiêu phát triển con người của xã hội.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 25 - 28)