nhân viên – mô hình thứ 5
4.1.5.1. Xây dựng mô hình
Mô hình phân tích EL=β β0+ 1IA+β2(IS−IC)+β3IM +β4D. Kết quả cho thấy, R2điều chỉnh đạt 0.327 (Phụ lục C – Bảng tóm tắt mô hình 5), vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 32.7%. Kiểm định F đạt sig = 0.000 rất nhỏ (Phụ lục C – Bảng phân tích ANOVA 5) nên mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể. Kiểm định t đạt sig của β β β β0, 1, 2, 4 < 0.05 nên các hệ số này có ý nghĩa giá trị thống kê, trừ giá trị β3 có sig =0.089>0.05 (Phụ
lục C – Bảng trọng số hồi quy 5) nên không có ý nghĩa giá trị thống kê. Mô hình thứ 5 được viết lại theo hệ số chuẩn hóa:
0.318 0.176 ( ) 0.136
EL= ∗ +IA ∗ IS−IC + D(lãnh đạo nữ,D=0; lãnh đạo nam, D=1) Lãnh đạo nữ, ta có mô hình: EL=0.318∗ +IA 0.176 (∗ IS−IC)
Lãnh đạo nam, ta có mô hình: EL=0.136 0.318+ ∗ +IA 0.176 (∗ IS−IC)
Ảnh hưởng của IA là 0.318 mạnh hơn so với ảnh hưởng của IS-IC là 0.176 đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức. Trong điều kiện IS-IC không đổi, khi IA tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì EL tăng lên 0.318 đơn vịđộ lệch chuẩn; trong điều kiện IA không đổi, khi IS-IC tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì EL tăng lên 0.176 đơn
63
vị độ lệch chuẩn. Và nếu lãnh đạo là nữ thì giá trị tung độ gốc là 0, nếu lãnh đạo là nam thì giá trị tung độ gốc là 0.136. Vậy giả thuyết:
H5a: Với yếu tố hấp dẫn bằng phẩm chất, lãnh đạo nữ tác động mạnh hơn đến lòng trung thành của nhân viên so với lãnh đạo nam: KHÔNG CHẤP NHẬN.
H5b: Với yếu tố kích thích sự thông minh-quan tâm cá nhân, lãnh đạo nữ tác
động mạnh hơn đến lòng trung thành của nhân viên so với lãnh đạo nam: KHÔNG CHẤP NHẬN.
Do IM có sig=0.089>0.05 (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 5) nên giả thuyết
H5c: Với yếu truyền cảm hứng, lãnh đạo nữ tác động mạnh hơn đến lòng trung thành của nhân viên so với lãnh đạo nam: KHÔNG CHẤP NHẬN.
4.1.5.2. Kiểm tra các giảđịnh
Đồ thị phân tán Scatterplot cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (Phụ lục C - Đồ thị phân tán Scatterplot 5) nên phương sai của phần dư không đổi và không vi phạm quan hệ tuyến tính. Biểu đồ tần số Histogram cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn: Mean=0, Std. Dev = 0,994 (Phụ lục C - Biểu đồ tần số
Histogram của phần dư chuẩn hóa 5), P-P Plot cho thấy các điểm quan sát phân tán xung quanh đường kỳ vọng (Phụ lục C - Biểu đồ tần số P-P Plot của phần dư chuẩn hóa 5)nên các phần dư có phân phối chuẩn. Kiểm định Durbin-Watson với giá trị
D = 1.787 (Phụ lục C – Bảng tóm tắt mô hình 5) nên giả định về tính độc lập của các phần dư không bị vi phạm. Độ chấp nhận của biến nhỏ nhất đạt 0.499 và hệ số
VIF lớn nhất đạt 2.004 (Phụ lục C – Bảng trọng số hồi quy 5), không lớn hơn 2 nhiều nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy bội.
Kết luận mô hình hồi quy thứ 5: phù hợp với tập dữ liệu, phù hợp với tổng thể, các hệ số độ dốc β β β β0, 1, 2, 4 có ý nghĩa giá trị thống kê, không có hiện tượng đa cộng
64
tuyến giữa các biến độc lập, không vi phạm giả định tuyến tính, giả định của phần dư như phương sai không đổi, phân phối chuẩn, và độc lập. Và các giả thuyết H5a, H5b, và H5c không được chấp nhận.