Kết luận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.pdf (Trang 63 - 64)

Thứ nhất, mặc dù tác giả không thể đo lường chi phí lựa chọn bất lợi theo nhiều mô hình khác nhau (mô hình (2), (3) và (4) trong phần 2.4.1 chương II), nhưng kết quảđo lường theo mô hình của Glosten và Harris (1988) cũng đã cho kết quả khá hợp lý đối với tình hình giao dịch hiện nay.

Thứ hai, thị trường chứng khoán trong thời gian qua có sự dao động rất lớn, thị trường có thể liên tục tăng hoặc liên tục giảm trong thời gian dài. Nếu xem xét cảm tính có thể kết luận sự dao động của thị trường chủ yếu do tâm lý bầy đàn gây nên.

Thứ ba, vấn đề công bố thông tin từ phía công ty niêm yết hiện nay còn chậm chưa đúng thời gian qui định, nội dung công bố còn nhiều thiếu sót và không thường xuyên.

Thứ tư, các biến thông tin về ANLYST, PINST, INST và RDSALE tác giả

không thể đưa vào mô hình đo lường do công ty niêm yết chưa công bố đầy đủ. Bên cạnh đó các biến như ERRE và DISP tác giả không thểđưa vào mô hình do có số quan sát quá ít nên độ chính xác của kết quả nghiên cứu không cao.

Thứ năm, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chi phí lựa chọn bất lợi trung bình của nhà đầu tư trên thị trường là gần 4% giá cổ phiếu. Thành phần lựa chọn bất lợi chiếm khoảng 90% trong sự biến thiên của giá giao dịch. Nếu so sánh với Ness và cộng sự (2001) đã giới thiệu, thì việc đo lường chi phí lựa chọn bất lợi có thểđược xem là phương thức đo lường trực tiếp mức độ thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty niêm yết. Vì vậy dựa theo đó tác giả có thể khẳng định mức độ thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán hiện nay rất cao - gần gấp 4 lần nghiên cứu của Ness và cộng sự trên thị trường chứng khoán NYSE.

Thứ sáu, mô hình hồi qui tổng thể cho kết quả biến LVAR (sai số suất sinh lợi hàng ngày) là có tác động mạnh nhất (0.004977). Tuy nhiên, LVAR có ý nghĩa thống kê rất thấp trong mô hình (0.715293). Mô hình có 4 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là LMB, LMVE, LVOL và LPRI. Tuy nhiên, biến LMB và LPRI là hai biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do vậy có thể kết luận giá trị thị trường (LMVE) là yếu tố chính (tác động mạnh hơn LVOL) gây ra mức độ thông tin bất cân xứng hiện nay. Giá trị thị trường của công ty niêm yết càng cao thì bất cân xứng thông tin càng giảm.

Thứ bảy, dựa vào kết quả nghiên cứu, để giảm thông tin bất cân xứng ta cần phải khuyến khích ngày càng nhiều các công ty được đánh giá tốt và những công ty có qui mô lớn được niêm yết trên thị trường – LMVE.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.pdf (Trang 63 - 64)