Các yếu tố kinh tế:

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh (2) (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2:GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

3.1.1.1.Các yếu tố kinh tế:

- Lạm phát: Trong năm vừa qua lạm phát liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, sự leo thang của giá vàng và một số mặt hàng nhạy cảm như giá điện bán lẻ tăng 15%; giá xăng dầu tăng 18%....cộng với sức ép lạm phát chung của thế giới đã và đang ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và thu nhập của người dân Việt Nam. Cụ thể, ở đầu vào, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP thấp hơn nhiều (dưới 38% so với 41,9%), chi phí điện, xăng dầu, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao do sự điều chỉnh tăng với tốc độ cao vào đầu năm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán chỉ bằng 1/3 năm trước, lãi suất vay ngân hàng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay… Ở đầu ra, tiêu thụ trong nước (biểu hiện chủ yếu ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng), tồn kho tăng cao (của toàn ngành công nghiệp chế biến tăng tới 21,5%, một số ngành và sản phẩm còn tăng cao hơn). Trong tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu ít hơn cho tất cả các mặt hàng trong đó có bia, điều này gây khó khăn cho công ty đặc biệt là đối với dòng sản phẩm bia Sài Gòn Đỏ vì đây không phải là những mặt hàng thiết yếu và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân.

Hàng chục năm nay, chưa bao giờ các doanh nghiệp lại phải đối mặt với việc giá cả tăng đột biến và khó kiểm soát như những tháng đầu năm 2014. Đối với dòng bia Sài Gòn Đỏ, ảnh hưởng của lạm phát cùng với sự tăng giá mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ, đặc biệt là 4 mặt hàng nguyên vật liệu chính đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh đã dẫn đến chi phí vận chuyển và giá vốn hàng bán cũng bị tăng đột biến khoảng 20% so với năm 2013khiến

cho hoạt động sản xuất của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tình hình tăng giá sắt, thép, xi măng, cùng việc tăng lãi xuất ngân hàng và việc thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư của Sabeco.

Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngành bia cũng không ngoại lệ khi phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có năng lực mạnh về thương hiệu,tài chính,công nghệ và trình độ quản lý.

- Tỷ giá ngoại tệ: Trong những năm qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động, tăng dần. Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến động về tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới kết quả sản xuất kinh doanh do trong số bốn loại nguyên vật liệu chính để sảnxuất bia thì ba loại nguyên vật liệu các công ty sản xuất bia phải nhập khẩu. Sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên vật liệu đầu vào và ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các công ty trong nghành. Nó cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc duy trì giá bán và lợi nhuận của bia Sài Gòn Đỏ. Cụ thể: giá USD bình quân năm 2013 là 19,182 VNĐ/USD, năm 2014 là 20,880 VNĐ/USD (tăng 1,698 đồng tương đương 9%); Bình quân giá EUR năm 2013 là 25,950 VNĐ/EUR, năm 2014 là 29,211 VN/EUR (tăng 3,261 đồng tương đương 13%).

- Thu nhập người dân: Bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế.Cùng với lạm phát chung của nền kinh tế toàn cầu và sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ bia.Tuy nhiên trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là trong năm 2014 vừa qua, tình hình kinh tế tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,89% so với năm 2013. Trong đó, khu vực nông lâm ngư nghiệp có giá trị

sản xuất toàn ngành tăng 5,2%, cao hơn tốc độ tăng 4,7% của năm trước; giá trị tăng thêm đạt 2,3%. Nhóm ngành công nghiệp - sản xuất có tỷ trọng lớn nhất trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm 6,8%. Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm 6,4%. Tăng trưởng GDP là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế năm 2014 so với năm 2013 gặp khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra.. nếu loại trừ yếu tố giá, đã tăng thấp hơn nhiều so với năm trước (ước tăng 4,1% so với 14%) và chậm lại nhanh so với đầu năm. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng cao so với năm 2013. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu thị trường bia cũng sẽ tăng lên, đòi hỏi phải thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú hơn, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự phân hóa thu nhập là một thách thức đối với công ty, vì khi thu nhập thay đổi tương ứng với nó phải có sự thay đổi về sản phẩm phù hợpvới túi tiền của từng nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh (2) (Trang 27 - 29)