Trên cơ sở những nhận xét chủ quan và qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán đặc biệt là kế toán thuế GTGT của công ty, kết hợp với kiến thức lý luận đã được học và nghiên cứu ở nhà trường, em xin đưa ra một số ý kiến đối với công tác kế toán thuế GTGT tại công ty:
− Bộ máy kế toán tại công ty cần được hoàn thiện và khắc phục để giảm bớt khối lượng công việc mà một kế toán phải đảm nhiệm. Điều này sẽ tránh được những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hạch toán, xử lý số liệu và vào sổ kế toán cũng như việc tổng hợp và lập báo cáo.
− Công ty cần có kế hoạch phân bổ đều công việc, cần tách riêng kế toán tiền lương và kế toán thuế thành các phần riêng biệt do các kế toán viên đảm nhiệm. Công ty nên có một kế toán chuyên trách và hiểu sâu về thuế, người kế toán này sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ. Việc kiểm tra này nhằm tránh hiện tượng không được khấu trừ thuế GTGT do kê khai không đúng thời hạn quy định hoặc không đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh. Sau khi kiểm tra chặt chẽ các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến thuế GTGT sẽ tiến hành cập nhật số liệu vào máy và để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc lập báo cáo biểu cuối tháng và lập các tờ khai thuế GTGT.
− Trong điều kiện áp dụng Luật thuế GTGT như hiện nay thì hành vi gian lận càng trở nên tinh vi hơn do đó phòng kế toán đặc biệt là kế toán phụ trách thuế GTGT sẽ phối hợp với cơ quan thuế để phát hiện những hóa đơn giả, gian lận…để thực hiện tốt công việc kế toán trong toàn công ty và trách nhiệm của công ty với nhà nước.
− Bên cạnh việc cài đặt phần mềm, cần cập nhật thường xuyên chế độ, chính sách của nhà nước. Như vậy sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào phần mềm,
có thể chủ động lập mẫu mới cho phù hợp với chế độ khi chưa cài đặt kịp phần mềm kế toán ứng dụng. Một cách khắc phục đơn giản là người kế toán phải thiết lập một mẫu biểu cho phù hợp với chế độ ở một bảng riêng. Sau đó căn cứ vào số liệu trên các sổ để điền vào các chỉ tiêu thích hợp. Việc làm thủ công này chỉ thực hiện được khi công việc kế toán là số ít, số bảng biểu phải lập theo cách này là không nhiều và độ chính xác không cao như giải pháp trên. Nhưng theo cách này thì tiết kiệm được đáng kể chi phí vì vậy cách này được áp dụng khi chỉ số có ít các bảng biểu sai về mẫu, sự lạc hậu của phần mềm là không lớn.
− Ngoài những giải pháp trên, để phần nào giúp cho kế toán quản trị tại công ty trong vấn đề quản lý thuế GTGT, công ty nên tiến hành phân tích thuế GTGT với các chỉ tiêu như “Tỷ suất thuế GTGT phải nộp trên doanh thu”, “Tỷ suất thuế GTGT được khấu trừ”.
Tỷ suất thuế GTGT phải
nộp trên doanh thu = Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Tỷ suất thuế GTGT được khấu trừ
= Thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Qua tỷ suất thuế GTGT phải nộp trên doanh thu có thể dự đoán được số thuế phải nộp trong kỳ khi biết doanh thu thuần trong kỳ. Từ đó có thể có kế hoạch chuẩn bị cho công tác nộp thuế là số tiền lớn hàng tháng. Thông qua tỷ suất thuế GTGT được khấu trừ có thể dự đoán được thuế GTGT được khấu trừ khi biết được thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Khi tỷ suất của kỳ nào đó thay đổi đột biến sẽ kiểm tra, rà soát lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ để phát hiện ra chỗ sai phạm. Ngoài ra phân tích, so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ sẽ dự đoán được xu hướng thay đổi của thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp.
− Công ty nên thay đổi cách ghi nhận một số nghiệp vụ còn chưa phù hợp với tính đúng kỳ của chúng. Ví dụ nghiệp vụ nộp thuế vào NSNN. Do việc
nộp thuế GTGT được thực hiện vào tháng sau của tháng thuế GTGT phát sinh nên các chỉ tiêu: thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đã nộp trong kỳ và thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ còn phải xác định lại. Cụ thể số thuế còn phải nộp đầu kỳ là số thuế phải nộp của tháng cuối cùng của kỳ trước đó, số thuế GTGT đã nộp trong kỳ là số GTGT còn phải nộp đầu kỳ và thuế GTGT của các tháng trong kỳ trừ tháng cuối cùng của kỳ đó, thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ là thuế GTGT phải nộp của tháng cuối kỳ.
− Công ty cần tăng cường kiểm tra quản lý thường xuyên công tác kế toán ở đơn vị để có sự thống nhất, hạn chế được những sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động.
− Công ty cũng cần tự nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán thuế cho nhân viên phòng kế toán và nhân viên kế toán thuế cũng cần phải thường xuyên cập nhật những văn bản, thông tư hướng dẫn mới sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài Chính ban hành. Như vậy mới đảm bảo cho công ty luôn thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của pháp luật về thuế GTGT.
KẾT LUẬN
Luật thuế GTGT là một luật thuế mới, được đưa vào từ năm 1999. Sau một thời gian thực hiện, luật thuế này đã đi vào cuộc sống, mặc dù còn nhiều vấn đề nảy sinh cần sửa đổi, bổ sung, xong được sự hưởng ứng nhiệt tình của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chúng ta tin tưởng rằng thuế GTGT sẽ ngày càng phát triển.
Thực tế cũng cho thấy, qua các lần sửa đổi và bổ sung, luật thuế GTGT đã ngày càng phù hợp với nền kinh tế và phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế- xã hội.
Trong các phần hành kế toán tại công ty TNHH Venus Thăng Long, kế toán thuế là một phần hành có vị trí quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Trong thời gian thực tập tại đơn vị, với kinh nghiệm còn hạn chế, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thuế GTGT tại công ty.
Do thời gian làm chuyên đề có hạn vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Huy và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán tại công ty TNHH Venus Thăng Long đã giúp em hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên