MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
3.2.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trung Quốc
thị trường Trung Quốc
Nhu cầu về sản phẩm chè Trung Quốc đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và đa dạng. Thực tế, mặt hàng chè của Công ty còn đơn điệu, chưa có mặt hàng
chất lượng cao mà chỉ cung cấp mặt hàng chè thô cho nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các thị trường. Do vậy, để xuất khẩu được nhiều chè và , trong thời gian tới Công ty cần có các phương án sản xuất ra các sản phẩm chè, đáp ứng được nhu cầu thị trường, cạnh tranh với các nước khác. Có thể đa dạng hoá sản phẩm chè bằng cách đưa ra các sản phẩm mới bằng cách đưa thêm một số mẫu mã bao bì, tên gọi cho phù hợp với văn hoá, tập quán, thị hiếu tiêu dùng ở từng thị trường. Việc đưa ra những sản phẩm mới này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, vị thế và uy tín của Công ty trên thị trường Trung Quốc sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó phải tổ chức tốt hoạt động quảng cáo , marketing ngành hàng nhằm quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu cho chè Việt nam. Giúp mọi người biết đến chè Việt Nam là sản phẩm có chất lượng, có hương vị đặc trưng. Có thể tổ chức các lễ hội văn hoá trà Việt nhằm giới thiệu về văn hoá cũng như sản phẩm chè Việt Nam.
3.2.2 Giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường
3.2.2.1 Tạo ra mặt hang được ưa chuộng
Trung Quốc là một nước có nền văn hóa uống chè từ rất lâu đời và là nước có sản lượng tiêu thụ chè lớn nhất trên thế giới, đánh mạnh vào điều này Công ty cần có hướng đi phát triển một loại mặt hàng chè mới có thể dựa trên một loại mặt hàng đã có từ trước nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân Trung Quốc. Do lớp trẻ ngày nay của Trung Quốc không còn nhiều thói quen về chè như người sưa nhưng lại có xu thế uống chè qua các dòng sản phẩm có thương hiệu, có khẩu vị khác đi, Công ty cần xem xét đánh mạnh vào thị hiếu người giới trẻ chứ không nên chỉ tập trung xuất khẩu một loại chè thô sang Trung Quốc như hiện nay, khiến cho thị trường rộng mở như Trung Quốc bị bỏ lỡ.
Do đó cần nghiên cứu ra một loại sản phẩm mới tạo được thói quen mới cũng như sự ưa chuộng về dòng sản phẩm này cho người Trung Quốc, đặc biệt có sự phân khúc thị trường là đánh vào giới trẻ Trung Quốc trong một khu vực định trước. Chẳn hạn như chè Shan tuyết là dòng sản phẩm chất lượng rất tốt nhưng chưa có được thị hiếu cao ở Trung Quốc, công ty có thể cải biến mẫu mã sản phẩm cũng
như chút ít hương vị khiến dòng sản phẩm được ưa chuộng hơn trong thị trường Trung Quốc.
3.2.2.2 Xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của công ty
Thương hiệu là một tài sản vô hình của Công ty. Bình thường khi một thương hiệu được bảo hộ, quyền lợi của chủ doanh nghiệp đã bắt đầu được xác lập . Khi qua quá trình đầu tư và xây dựng uy tín sản phẩm tạo nên thương hiệu nổi tiếng và được bảo hộ , quyền lợi của Công ty. Tạo ra thương hiệu là một phương pháp tốt bảo đảm được quyền lợi của Công ty về sản phẩm cũng như thị trường cạnh tranh tại Trung Quốc, nhằm phù hợp với luật pháp quốc tế trong quá trình phát triển thương hiệu thành nổi tiếng khi sảy ra tranh chấp.
Có một thương hiệu nội tiếng giúp cho các sản phẩm của công ty trong thị trường Trung Quốc được uy tín cũng như sự ưa chuộng hơn. Tên tuổi cũng như giá trị sản phẩm của Công ty được coi trọng và biết đến nhiều hơn trong thị hiếu khách hàng cũng như tạo được tiếng vang trong trường Quốc tế.
Thương hiệu là bài học lớn cho rất nhiều Doanh nghiệp của Việt Nam trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu và đặc biệt là trong nganh nông sản cũng như thủy sản đã có rất nhiều những vụ kiện cũng như tranh chấp với các công ty nước ngoài, cho nên vai trò và ảnh hưởng của thương hiệu cần được Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh chú trọng và phát triển nhiều hơn.
3.2.2.3 Đặt chi nhánh của cty
Đây là một Phương pháp có hiệu quả rất cao , nó thể hiện được mức độ chuyên nghiệp cũng như sự lớn mạnh của Công ty trong thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc. Trong những năm qua đã có rất nhiều những Công ty lớn sử dụng phương pháp này cho mọi lĩnh vực kinh doanh, việc lập chi nhánh của Công ty trên thị trường Trung Quốc dẫn đến nhiều thuận lợi.
Việc tăng lượng khách hàng biết đến Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh trong thị trường Trung Quốc là rất tốt, có chị nhánh của Công ty tại đó sẽ tạo ra sự tin tưởng của đối tác với Công ty.
Hiện nay sản phẩm Công ty xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ dừng ở mức sản phẩm chất lượng trung bình, Công ty đang có hướng phát triển đa dạng sản phẩm nhằm đưa vào thị trường Trung Quốc, cho nên việc đặt chi nhánh Công ty sẽ tạo nền móng vững chắc trong việc đứa ra sản phẩm mới của công ty sẽ được đón nhận tốt hơn trong thị hiếu khách hàng về nhãn hiệu sản phẩm cũng như hình ảnh Công ty đã có từ trước.
3.2.2.4 Thường xuyên theo dõi biến động mặt hàng chè trong thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc có nền văn hóa uống chè từ lâu đời và đã là một thức uống truyền thống trong cuộc sống người dân Trung Quốc, để vào được thị trường Trung Quốc bằng các sản phẩm mới cũng như chè chất lượng cao thì Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh cần phải hiểu rõ truyền thống uống chè cũng như thị hiếu của người dân Trung Quốc trong việc tiêu thụ dòng sản phẩm này.
Bộ phận kinh doanh của Công ty cần có những chiến lược đúng đắn dựa trên các thông tin nghiên cứu được từ thị trường chè Trung Quốc, cần tìm hiểu và phân khúc thị trường theo độ tuổi, theo thị hiếu một cách đúng đắn để đưa ra những chiến lược cũng như cách thức bán sản phẩm chè.
Thị trường chè Trung Quốc đã được Công ty nghiên cứu từ lâu, nhưng do chè là mặt hàng nông sản cho nên cũng bị ảnh hưởng tương đối bởi thời tiết và khí hậu vì vậy cần chú ý và cập nhật thường xuyên biến động của thị trường là cần thiết.
Nghiên cứu thị trường là công việc rất quan trọng đối với bất kì một mặt hàng xuất khẩu nào của bất kì doanh nào. Do vậy Công ty nên tạo một bộ phận nhỏ trong phòng Kinh Doanh dành riêng để nghiên cứu thị trường các nước mà Công ty xuất khẩu, trong đó có thị trường Trung Quốc .
3.3 Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ, Ngành, Nhà nước
3.3.1 Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè và chất lượng sản phẩm chè
Việc nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu chè vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển theo phạm vị cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Trên cơ sở có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu đối với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè.
Để tránh được tình trạng có quá nhiều đồi mối tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, nhà nước không thể kiểm soát , đồng thời nâng cao chất lợng chè xuất khẩu sang Trung Quốc và tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là kiến nghị Chính Phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phân công và
Tổ chức lại ngành chè như sau:
Các tỉnh các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, thực hiện quy hoạch các vùng trồng chè, tổ chức cho các hộ gia đình vay vốn trồng mới và thâm canh chè, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác.
Các doanh nghiệp trung ương và cổ phần lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn và hiện đại để sản phẩm xuất khẩu luôn dữ vững và nâng cao được chất lượng, số lượng nhằm tăng sức cạnh tranh của chè Việt Nam trong thị trường Trung Quốc.
Hiện nay việc quản lý chè xuất khẩu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước nhà nước, việc chứng nhận chè xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập, sản phẩm chất lượng chưa cao vẫn được đưa ra thị trường làm giảm uy tín của chè Việt Nam. Do vậy, cần thống nhất quản lý ngành về chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu bao gồm:
Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè xuất khẩu cụ thể:
Đối với các nhà máy hiện có, cần có sự kiểm tra xem nhà máy nào đủ tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, trình độ quản lý, kỹ thuật thì mới cho tồn tại. Còn nếu không đủ tiêu chuẩn thì phải yêu cầu giải thể bởi nếu để sản phẩm của họ sản xuất ra, xuất khẩu ra nước ngoài những sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm chè Việt Nam.
Đối với nhà máy mới được đầu tư đổi mới công nghệ thì phải kiểm tra cân đối giữa công suất thiết kế với vùng nguyên liệu, xem xét nhà máy đó đi vào hoạt động có ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của các nhà máy khác hay không thì mới tiến hành cấp phép.
Ban hành tiêu chuẩn hoá về giống: Giống nào trồng ở vùng nào với cơ cấu nào lag hợp lý.
Ban hành tiêu chuẩn của ngành về kiểm tra chất lượng chè xuất khẩu và giao cho ngành chè cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu. Trong thời giam tới ngành chè cần chú trọng các giải pháp chủ yếu sau:
Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ( IOS 9001), về phân tích rủi ro và kiểm soát tới hạn và về quản lý môi trường để tăng sức cạnh tranh của chè trên thị trường.
Đầu tư xây dựng kiểm tra chất lượng, đặc biệt dư lượng hoá, lý trong hàng hoá chè tại các vùng, trên phạm vi cả nước, bằng các hình thức các trạm cố địnhvà di động cả nội địa và cửa khẩu, vừa kiểm soát định kỳ, vừa kiểm soát theo mẫu hàng lô hàng.
3.3.2 Tổ chức tốt hệ thống thông tin
Công ty thiếu kiến thức về thị trường chè Trung Quốc nhiều. Mặc dù Công ty đã lỗ lực tìm kiếm thông tin về thị trường qua báo chí, phượng tiện thông tin đại chúng mạng internet nhưng các thông tin có ích cho hoạt động xuất khẩu còn
quá ít và độ chúnh xác không cao và ít cập nhật Công ty lại không có điều kiện thường xuyên tổ chức các đợt cho cánbộ đi khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài để cập nhật những thông tin nóng. Còn việc thiết lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đòi hỏi tiền lực tài chính đủ mạnh mà Công ty lúc nào cũng có khả năng thực hiện.
Trong khi thị trường Trung Quốc ngày càng phức tạp và biến động đặc biệt là biến động về chính trị sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng. Vì vậy, để Công ty nắm bắt được tình hình thị trường một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Nhà nước nên tổ chức công tác thông tin về tình hình thị trường giá cả hàng hoá. Tổ chức thông tin trong suốt, nhiều chiều giữa Bộ Thương Mại - Thượng Vụ - Doanh nghiệp. Thông tin trong thời gian tới phải đạt chất lượng cao cụ thể là: phản ánh tình hình cung cầu thị trường kịp thời có tính dự báo và hướng dẫn kinh doanh.
3.3.3 Một số kiến nghị về chế độ chính sách
Sau một thời gian dài mấy thập kỷ nhà nước vận hành quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp một cơ chế đã dẫn đến sự trì trệ và kém hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, làm mất đi tính chủ động sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với những hướng đi ban đầu tuy còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế tích cực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình đề ra và thực hiện chính sách hiện nay cũng còn nhiều bất cập và cần phải giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Để phát triển chè thì cần phải hoàn thiện một số chính sách sau:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt khó khăn cho ngành chè theo mong muốn của đa số các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè noí chung và của Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng thì kiến nghị nhà nước xem xét và điều chỉnh thuế VAT từ 10% xuống 3% .Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè vì cây chè là cây lâu năm hơn cả cây trồng lấy gỗ, lại được trồng ở Trung Du và miền núi nơi tập trung dân tộc ít người, trồng chè cũng phủ xanh đất trống đồi trọc, trống sói mòn như trồng các loại cây rừng khác. Kèm theo đó là một số chính sách có liên quan để bảo vệ giữ gìn ổn định đất trồng chè, tránh sự lấn át của các cây trồng khác đối với cây chè, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Chính sách đầu tư
Cho phép được lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để trợ cấp người trồng chè khi có bất lợi về điều kiện tự nhiên và khi giá chè xuống thấp không có lợi cho người trồng chè
Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu bằng cách cho vay đầu tư dài hạn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp xuất khẩu chè thực hiện xúc tiến thương mại.
Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành chè thành lập sàn giao dịch chè Việt Nam tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, để tạo điều kiện cho người sản xuất được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đây cũng là bước chuẩn bị để hình thành trung tâm đấu giá, mua bán chè theo lô hàng tránh tình trạng ''mẫu một đằng, hàng một nẻo'' gây nỗi bất bình đối với người mua.
Kết Luận
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoà nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như nền kinh tế thế giới là sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh cũng không nằm ngoài khung cảnh đó. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã và đang hoạt động mạnh mẽ hơn, mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất thị trường Trung Quốc nhằm tăng khả năng phát triển thị phần xuất khẩu tại thị trường này.
Trong những năm qua, Công ty đã đạt được nhiều thành công, khẳng định được hướng đi đúng đắn và vị trí của mình trên thị trường Trung Quốc. Đó cũng chính là sự cố gắng của tập thể thành viên trong công ty, tuy nhiên bên cạnh đó Công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định trong quá trình phát triển đi lên.
Bằng sự tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH triển công nghệ và thương mại Tôn Vinh ta thấy: quá trình phát triển qua nhiều năm Công ty đang dần khắc phục những hạn